14 nước láng giềng cảnh giác với Trung Quốc bành trướng

20/05/2014 14:18
Nguyễn Hường
(GDVN) - Với việc theo đuổi 1 trong số 36 kế binh pháp "viễn giao, cận công" (chơi với người xa, đánh kẻ ở gần), Trung Quốc rồi sẽ bị gậy ông đập lưng ông mà thôi.

Tờ China Daily Mail hôm 16/5 phân tích cho rằng Trung Quốc đã trở thành một quốc gia quyền lực toàn cầu với sự hiện diện ở tất cả các châu lục, nhưng lại ngày càng bị cô lập hơn.

Có lẽ vì cho rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng còn khả năng quân sự của Mỹ sụt giảm, Bắc Kinh đã dấy lên mối lo ngại đối với 14 nước láng giềng chung biên giới với quốc gia này cũng như một loạt các quốc gia khác.

Tham vọng bành trướng lãnh thổ cùng với sự gia tăng liên tục sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang khiến các nước láng giềng quan ngại.
Tham vọng bành trướng lãnh thổ cùng với sự gia tăng liên tục sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang khiến các nước láng giềng quan ngại.

Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc đụng độ căng thẳng với lực lượng vũ trang Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines khi ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên phần lãnh thổ của các nước này. 

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tiềm năng gây ra các tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia khác như Malaysia, Hàn Quốc, Bhutan, Indonesia và Brunei.
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất của mình, nhưng trên thực tế, cả hai xem nhau như đối thủ. 
Ngay cả Triều Tiên cũng bị vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên khu vực biên giới của núi Baekdu. Bình Nhưỡng cho rằng khu vực Gando (Trung Quốc gọi là Giản Đảo bao gồm châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên và đang nắm quyền kiểm soát) là của mình. 
Trung Quốc có các thỏa thuận biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Myanmar. Nhưng thông tin về những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa họ với Bắc Kinh ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Chiến lược của Trung Quốc nhằm để chấm dứt sự cô lập của mình là khơi lại lịch sử chiến tranh trước 1945, chỉ trích Nhật Bản về mặt đạo đức để biện minh cho sự khó chịu của mình. Nhưng cho đến nay, chiến lược này đã phản tác dụng và điều này không giúp cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trước các láng giềng của họ. 
Kế hoạch lôi kéo Nga về phía mình của Trung Quốc đã thất bại.
Kế hoạch lôi kéo Nga về phía mình của Trung Quốc đã thất bại.
Những tranh cãi về lãnh thổ do Trung Quốc gây ra và việc đổ lỗi cho Mỹ về những rắc rối trong khu vực đã đẩy Nhật Bản và Ấn Độ sát lại gần nhau trong nỗ lực chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc.
Các láng giềng khác trong khu vực cũng chống lại Trung Quốc như Philippines, Việt Nam và Myanmar - cũng đang cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc nhanh chóng trong những năm gần đây.
Biện pháp khắc phục tình trạng trên của Trung Quốc hiện nay là lôi kéo Nga vào để chứng minh mức độ gắn bó của họ trong việc chống lại Nhật Bản. Tuy nhiên, Nga dù đang bị cô lập trong cộng đồng quốc tế vì vấn đề Ukraine cũng đã từ chối đề nghị trên.
Moscow vẫn muốn làm bạn với Việt Nam, Ấn Độ và có khả năng là cả Nhật Bản và ràng buộc với nhau qua các hợp đồng mua bán vũ khí, thiết lập căn cứ. Moscow cũng đã thẳng thừng từ chối đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp Senkaku.  
China Daily Mail cho rằng, với việc theo đuổi 1 trong số 36 kế binh pháp "viễn giao, cận công" (chơi với người xa, đánh kẻ ở gần), Trung Quốc rồi sẽ bị gậy ông đập lưng ông mà thôi. 
Nguyễn Hường