Chân trần, bụng đói, vác quần trên vai vượt suối tìm con chữ

05/09/2011 10:52
Nhóm PV Giáo dục
(GDVN) - Ở nhiều nơi trên đất nước này, được cắp sách đến trường đã là một niềm vui vô tận của các em nhỏ, nào có dám nghĩ đến cái áo mới.
Đường đến trường của học sinh vùng cao ở Cao nguyên Dào San (Lai Châu). "Vắt quần lên vai thế này cho khỏi ướt!"
Đường đến trường của học sinh vùng cao ở Cao nguyên Dào San (Lai Châu). "Vắt quần lên vai thế này cho khỏi ướt!"
Một em học sinh ở Loóng Luông - Sơn La nói rất hồn nhiên: "Đi học mà bụng đói cồn cào, con chữ thầy cô cho nó cứ nhày múa rồi chạy ra khỏi đầu lúc nào không biết"
Một em học sinh ở Loóng Luông - Sơn La nói rất hồn nhiên: "Đi học mà bụng đói cồn cào, con chữ thầy cô cho nó cứ nhày múa rồi chạy ra khỏi đầu lúc nào không biết"
Trong khi trẻ em thành phố được bố mẹ sắm cho những đôi dép đẹp đến trường, thì trẻ em huyện Mường Nhé (Điện Biên) đến trường trên những đôi chân đất
Trong khi trẻ em thành phố được bố mẹ sắm cho những đôi dép đẹp đến trường, thì trẻ em huyện Mường Nhé (Điện Biên)
đến trường trên những đôi chân đất
Tuy không có cờ hoa, có tiếng trống trường, nhưng các em vẫn đón khai giảng như nhiều bạn nhỏ trên cả nước!
Tuy không có cờ hoa, có tiếng trống trường, nhưng các em vẫn đón khai giảng như nhiều bạn nhỏ trên cả nước!
Tại huyện đầu nguồn lũ An Phú (An Giang), ngày khai giảng ở ba xã giáp biên giới với nước bạn Campuchia có trên 900 học sinh là con em Việt kiều đi xuồng, đò để đến trường. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại huyện đầu nguồn lũ An Phú (An Giang), ngày khai giảng ở ba xã giáp biên giới với nước bạn Campuchia có trên 900 học sinh là con em Việt kiều đi xuồng, đò để đến trường. Ảnh: Tuổi Trẻ
Niềm vui trong ngày khai giảng năm học mới của em Phạm Thị Hương (11 tuổi), học sinh khiếm thị Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Ảnh: Tuổi Trẻ
Niềm vui trong ngày khai giảng năm học mới của em Phạm Thị Hương (11 tuổi), học sinh khiếm thị Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Ảnh: Tuổi Trẻ
Những đứa trẻ xóm vạn đò thì chẳng bao giờ dám nghĩ đến cái chữ
Những đứa trẻ xóm vạn đò thì chẳng bao giờ dám nghĩ đến cái chữ

Con sông tuổi thơ cứ thế trôi qua, những đứa trẻ này không có giấy khai sinh, và cũng chẳng biết trường học là gì
Con sông tuổi thơ cứ thế trôi qua, những đứa trẻ này không có giấy khai sinh, và cũng chẳng biết trường học là gì
Cu Tuấn mới 7 tuổi, chưa có thể lang thang bán bánh, bán vé số theo anh chi nên hàng ngày em phải đảm nhận nhiệm vụ giặt giũ quần áo cho cả gia đình.
Cu Tuấn mới 7 tuổi, chưa có thể lang thang bán bánh, bán vé số theo anh chi nên hàng ngày em phải đảm nhận nhiệm vụ giặt giũ quần áo cho cả gia đình.
Cu Tũn - người dân ở đây gọi thế vì gia đình không có hộ khẩu, giấy khai sinh nên người ta đã quên mất cái tên ban đầu của em, đang tập trên chiếc xích lô của cha mình. Chiếc xích lô cũng là tài sản “hồi môn” và cũng là nghề gia truyền của gia đình cu Tũn
Cu Tũn - người dân ở đây gọi thế vì gia đình không có hộ khẩu, giấy khai sinh nên người ta đã quên mất cái tên ban đầu của em, đang tập trên chiếc xích lô của cha mình. Chiếc xích lô cũng là tài sản “hồi môn” và cũng là nghề gia truyền của gia đình cu Tũn
Cái khoảng đất “ngụ cư” ven sông chật thôi cũng đã là một ước mơ đối với trẻ em ở xóm vạn đò suốt đời lênh đênh.
Cái khoảng đất “ngụ cư” ven sông chật thôi cũng đã là một ước mơ đối với trẻ em ở xóm vạn đò suốt đời lênh đênh.
Nhóm PV Giáo dục