Phải được điện Kremlin cho phép
Theo tiết lộ của tờ “Kommersant” Nga, cơ quan phụ trách đàm phán thương mại quân sự đối ngoại của Liên bang Nga có 2 loại: Một là cơ quan đàm phán mang tính sự vụ hành chính, hai là cơ quan đàm phán mang tính kỹ thuật.
Nếu giao dịch máy bay chiến đấu Su-35S Trung-Nga thuận lợi bước vào trình tự mua sắm, hai bên nên tiến hành đàm phán như thế nào? Về điểm này, trước hết cần làm rõ khuôn khổ xuất khẩu của trang bị quân sự Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Đàm phán mang tính sự vụ là chỉ đàm phán về ý định mua, xuất khẩu bình thường, tức là bàn bạc và tham vấn sơ bộ. Cơ quan tối cao phụ trách đàm phán mang tính sự vụ của Nga là Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga, trực tiếp chịu trách nhiệm với điện Kremlin.
Hiện nay, giữa Chính phủ hai nước Nga-Trung thiết lập Ủy ban hợp tác kinh tế, kỹ thuật quân sự cấp Thủ tướng, định kỳ tổ chức hội đàm, việc thảo luận về ý định mua sắm máy bay chiến đấu tiên tiến chính là do Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga tiến hành thông qua “con đường nhanh chóng” này.
Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga trực tiếp nắm nguyên tắc mang tính chính sách và chính trị trong việc bán vũ khí cho nước ngoài của Nga, vũ khí gì là có thể bán và không thể bán đều do cơ quan này quyết định. Do đó có thể thấy, cơ quan này trực tiếp phản ánh ý đồ chính trị và mục tiêu bán vũ khí của điện Kremlin.
Nói cách khác, đối với hoạt động bán vũ khí quan trọng – xuất khẩu máy bay chiến đấu cho Trung Quốc, không phải là do Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga (Rosoboronexport), Công ty Sukhoi – những đơn vị công nghiệp quân sự với ý nghĩa đơn thuần có thể độc lập quyết định, phải do điện Kremlin (chính xác là Tổng thống Putin) thỏa thuận trong khuôn khổ của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, sau đó giao cho Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga quán triệt, thực hiện.
Đương nhiên, ở Nga, cơ quan trợ giúp điện Kremlin, Hội đồng An ninh Quốc gia đưa ra quyết định xuất khẩu vũ khí cuối cùng còn có rất nhiều, bao gồm Bộ Quốc phòng, Cục tình báo đối ngoại, Tổng cục an ninh Liên bang, Bộ Ngoại giao.
Cho nên, trước khi Nga bán Su-35S cho Trung Quốc, Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang phải tiến hành phối hợp và trao đổi với các cơ quan này.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Ở đây còn có một vấn đề, nếu trong giai đoạn đàm phán mang tính sự vụ hoàn toàn không xác định giá cả, hai bên Nga-Trung làm thế nào ký kết hợp đồng “ý định mua sắm”?
Trên thực tế, chức năng cơ bản của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga chính là trao đổi, phối hợp, duy trì liên hệ chặt chẽ với Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga, Công ty Sukhoi và phía Trung Quốc, về tình hình giá cả là đủ để hiểu.
Bảo đảm sau bán hàng không phải là vấn đề
Sau đàm phán mang tính sự vụ chính là đàm phán mang tính kỹ thuật, những đàm phán này gồm có giá cả máy bay Su-35S và hệ thống con có liên quan, vũ khí trên máy bay, thời gian bàn giao, cách thức thanh toán, đào tạo nhân viên.
Luật pháp Nga quy định, chỉ có Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga có quyền xuất khẩu vũ khí trang bị cho nước ngoài, vì vậy hợp đồng mua sắm cuối cùng sẽ do công ty này và cơ quan có liên quan của Trung Quốc ký kết.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Một khi Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga và Trung Quốc đạt được hợp đồng xuất khẩu chính thức Su-35S, công việc thực hiện tiếp theo sẽ do Công ty Sukhoi phụ trách, tức là phải dựa vào quy định của hợp đồng, bàn giao Su-35S đúng thời gian và bảo đảm chất lượng cho Trung Quốc, nhà sản xuất là Tổ hợp chế tạo hàng không Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO).
Hơn 20 năm qua, hợp tác giữa KnAAPO với Trung Quốc rất chặt chẽ, Su-27SK, Su-30MKK, Su-30MK2 Nga xuất khẩu cho Trung Quốc đều do doanh nghiệp này sản xuất.
Có lẽ còn có người sẽ hỏi, đã là hợp đồng xuất khẩu Su-35S do Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga ký, Công ty Sukhoi chỉ phụ trách sản xuất, có xảy ra tranh chấp về mặt dịch vụ sau bán hàng hay không?
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Đặc biệt là đối với khách hàng cũ Trung Quốc, Sukhoi hiện nay tỏ ra rất coi trọng, còn lập riêng văn phòng ở Trung Quốc, mục đích chính là để tiện cho kịp thời trao đổi với phía Trung Quốc, tìm hiểu yêu cầu của Trung Quốc.