Bảo hộ lao động – Nghề trong muôn ngành

23/09/2020 08:49
Việt Dũng
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Bảo hộ lao động là ngành nghề được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

Bảo hộ lao động là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều lần trong suốt 20 năm nay. Thế nhưng, sức nóng của cụm từ này chưa bao giờ giảm xuống. Đây cũng là ngành nghề được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

Bảo hộ lao động – Nghề trong muôn ngành

Nhiều năm trước đây, công tác bảo hộ lao động được hiểu gói gọn trong phạm vi của ngành sản xuất. Với sự phát triển không ngừng, thì phạm vi của công tác này đã trở nên cấp thiết trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.

Thậm chí, chúng ta có thể gọi nghề Bảo hộ lao động chính là nghề của muôn ngành. Ví dụ:

Những phòng thí nghiệm, Viện nghiên cứu hóa chất, Dược phẩm đều có phòng ban chuyên về An toàn, Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) để đảm bảo về mặt sức khỏe cho những người đang làm việc.

Những công xưởng sản xuất ô tô, gang thép hay cơ khí nói chung đều phải đảm bảo về bảo hộ lao động cho nhân lực, để không xảy ra bất kỳ tai nạn, rủi ro đáng tiếc nào.

An toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động cũng không thể thiếu đối với ngành Dầu khí, đặc biệt là trong công tác thi công, lắp đặt giàn khoan và khai thác nhiên liệu.

Đến những ngành công nghiệp “không khói” như Tài Chính, Điện Ảnh, Âm nhạc, Truyền thông – Quảng cáo…vẫn có thể xảy ra những tai nạn lao động, ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần cho người làm việc.

Bảo hộ lao động – Nghề tôn vinh giá trị của lao động

Trong quá trình lao động, con người phải luôn tiếp xúc với không ít máy móc, thiết bị, công cụ và cả môi trường. Đây cũng chính là những mối nguy hiểm, rủi ro có thể khiến người lao động bị tai nạn, hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.

Vậy nên, thật sự không sai khi nói rằng, người lao động phải đánh đổi mồ hôi, nước mắt, máu và cả sinh mạng của mình để tạo nên phồn vinh cho đất nước, xã hội này.

Người lao động, họ là những người anh hùng thật sự và rất cần được bảo vệ những quyền lợi của mình trong công việc. Đó cũng chính là lý do nghề Bảo hộ lao động ra đời.

Công tác này không chỉ hạn chế tối đa các tai nạn, rủi ro trong lao động, sản xuất mà còn tôn vinh giá trị, nét đẹp của những người lao động.

Hai nhiệm vụ này luôn gắn liền với nhau, để cùng phát triển đất nước ngày một tốt hơn. Một đất nước hùng mạnh là một đất nước không ngừng lao động.

Trường trung cấp Công nghệ Việt Mỹ đang đào tạo trung cấp Bảo hộ lao động (ảnh: NTCC)

Trường trung cấp Công nghệ Việt Mỹ đang đào tạo trung cấp Bảo hộ lao động (ảnh: NTCC)

Còn một hệ thống lao động sản xuất hiệu quả, là một hệ thống có đầy đủ chế độ chuyên trách về bảo hộ lao động nói riêng, an toàn và vệ sinh lao động nói chung.

Thực trạng khan hiếm nhân lực đáng báo động

Tuy có nhiều đóng góp quan trọng, to lớn, giá trị đối với xã hội, nhưng nghề Bảo hộ lao động lại đang bị ảnh hưởng bởi một thực trạng đáng buồn. Đó là sự khan hiếm nhân sự đến mức đáng báo động ở thời điểm hiện tại, và cả trong tương lai.

Cụ thể: Khi chia sẻ về nhu cầu nguồn nhân lực của ngành An toàn, Vệ sinh lao động, Tiến sĩ Vũ Văn Thủ - Trưởng khoa Bảo hộ lao động, Trường Đại học Công đoàn cho biết: “Thời điểm hiện nay, và thậm chí 10 năm nữa, nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành An toàn Vệ sinh lao động là rất lớn”.

Thừa người học nhưng thiếu người dạy

Hiện nay cả nước chỉ có Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang có đào tạo ngành An toàn, Vệ sinh lao động nói chung và Bảo hộ lao động nói riêng.

Vậy điều này liệu có đáp ứng đủ nhu cầu nhân sự thực tế từ các doanh nghiệp? Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Bởi theo quy định của Nhà nước thì:

Mỗi doanh nghiệp nếu có từ 300 lao động trở lên thì phải bố trí ít nhất một người làm công tác An toàn Vệ sinh lao động, với đầy đủ chế độ chuyên trách.

Đối với những doanh nghiệp đặc thù, với nhiều yếu tố nguy hiểm trong sản xuất thì chỉ từ 50 lao động trở lên cũng phải bố trí một người làm công tác chuyên trách về An toàn Vệ sinh lao động.

Còn những doanh nghiệp có hơn 1.000 lao động thì phải thành lập phòng An toàn Vệ sinh lao động.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là quốc gia đã gia nhập vào WTO, nên những quy định trên càng được thực thi một cách chặt chẽ, mang tính bắt buộc hơn. Điều này áp dụng cho cả đối với doanh nghiệp trong nước, lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

Những dẫn chứng trên đã cho thấy, nhân lực ngành An toàn Vệ sinh lao động vẫn luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Hiện nay, thị trường đang cần từ 4.000 – 5.000 kỹ sư bảo hộ lao động mỗi năm.

Trong khi đó, tiêu chí tuyển sinh của các trường đại học chỉ dao động từ 60 – 200 sinh viên/năm.

Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể tìm đủ nguồn cung? Cách tốt nhất là tự rút ngắn thời gian đào tạo. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đang thiếu người làm An toàn Vệ sinh lao động, nên các sinh viên khi đang học năm 4 đi thực tập còn được hỗ trợ kinh phí.

Đồng thời, các bạn đều được tạo điều kiện để tiếp tục làm việc sau khi hết thực tập.

Bên cạnh đó, không ít sinh viên năm 2,3 đã được nhiều công ty quốc nội lẫn vốn của nước ngoài “đặt cọc”. Điều này phần nào cho thấy rằng hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay không quan trọng đến giá trị bằng cấp.

Bởi điều họ cần là nhân sự có đủ yếu tố kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và thái độ phù hợp với văn hóa của họ mà thôi.

Rút ngắn chương trình có là lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân sự?

Dựa trên nhu cầu cấp thiết của cả học viên lẫn doanh nghiệp, nên một chương trình đào tạo khác đã ra đời. Đó chính là học trung cấp Bảo hộ lao động.

Từ khi chính thức được phê duyệt cho đến nay, học trung cấp Bảo hộ lao động được đánh giá là “lời giải” hiệu quả nhất cho bài toán thiếu hụt nhân sự đang ngày càng trầm trọng.

Theo lời bà Hà Linh, trưởng khoa An toàn Bảo hộ lao động và môi trường, Trường trung cấp Công nghệ Việt Mỹ, lượng học viên đăng ký theo học trung cấp Bảo hộ lao động đang ngày càng tăng cao.

Một phần lý do là các bạn đều ý thức được tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai. Một phần khác là thiếu đơn vị đào tạo bậc đại học, cũng như tiêu chí tuyển sinh quá ít.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì là hệ trung cấp mà chất lượng đào tạo không tốt. Khi theo học trung cấp Bảo hộ lao động, các bạn sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, cũng như kiến thức vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, chương trình đào tạo của trung cấp chuyên nghiệp cũng được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. Do đó, khi tốt nghiệp, học viên hoàn toàn đáp ứng đủ về kiến thức, kỹ năng, thái độ với các nhà tuyển dụng.

Rút ngắn thời gian học tập – Thử thách và thành công

Tuy được đánh giá là giải pháp hữu hiệu, nhưng học trung cấp Bảo hộ lao động cũng đang gặp phải một thách thức không hề nhỏ. Đó là các bạn trẻ chưa biết lựa chọn đơn vị đào tạo uy tín, chất lượng để theo học.

Tương tự như đại học, thì số lượng trường trung cấp đào tạo ngành An toàn Vệ sinh lao động thực sự chưa nhiều.

Trường trung cấp Công nghệ Việt Mỹ tự hào là một trong những đơn vị tiên phong đào tạo về Bảo hộ lao động hệ trung cấp chuyên nghiệp. Nhà trường có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo, từ bậc trung cấp Bảo hộ lao động đến cao đẳng rồi chuyên sâu hơn.

Đặc biệt, trường còn xây dựng nên giáo trình chuyên nghiệp, bài bản và thực tiễn nhất dành cho học viên.

Các bạn trẻ khi theo học ngành Bảo hộ lao động tại Trường trung cấp Công nghệ Việt Mỹ, sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức, lẫn lý thuyết với thực hành một cách thống nhất. Tất cả sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, tràn đầy tâm huyết.

Không chỉ dừng lại ở đó, trường trung cấp Công nghệ Việt Mỹ còn chú trọng đào tạo kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp…

Vậy nên, các học viên sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng có thể đáp ứng tốt yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng, cũng như áp dụng hiệu quả vào công việc thực tiễn.

Việt Dũng