Trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 29 tháng 1 đã đăng bài viết "Thực lực quân sự của Mỹ không gì sánh kịp: 5 lĩnh vực cần tăng cường để giữ vững vị thế này" của tác giả Dave Majumdar.
Theo bài viết, mối đe dọa lớn nhất thực hiện mục tiêu này là một thủ tục mua sắm trì trệ, cùng với việc lãng phí rất nhiều tiền bạc, tốc độ mua sắm, đưa vào sử dụng phần cứng lại thụt lùi so với kế hoạch dự định. Mặc dù vậy, bài viết này vẫn liệt kê ra 5 lĩnh vực Lầu Năm Góc cần gia tăng đầu tư trong tương lai.
Tác chiến điện tử/tác chiến mạng
Mặc dù Lầu Năm Góc có mức độ đầu tư rất lớn trên phương diện công nghệ tàng hình, trong tương lai, tác chiến điện tử lại trở nên quan trọng hơn. Các cường quốc khác đang đầu tư một loại radar tần suất thấp mới, có thể do thám và theo dõi máy bay tàng hình như máy bay chiến đấu.
Cuối cùng, dưới sự hỗ trợ của công suất tính toán đủ lớn và kết nối dữ liệu nhanh, những radar này sẽ có thể tạo được khả năng theo dõi đạt yêu cầu điều khiển hỏa lực và dùng để dẫn đường tên lửa.
Mỹ triển khai máy bay tác chiến điện tử tiên tiến EA-18G Growler ở Nhật Bản |
Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ đã nhận thức được vấn đề này - cho dù tầng lớp lãnh đạo Không quân Mỹ thì chưa. Hải quân Mỹ đang mua sắm máy bay tác chiến điện tử hải quân EA-18G Growler và máy bay gây nhiễu "thế hệ tiếp theo" (NGJ).
Nhưng, chương trình NGJ hiện nay chỉ có thể giải quyết mối đe dọa đến từ máy bay bắn tín hiệu tần số trung bình - đây là mối đe dọa trực tiếp nhất hiện nay. Hải quân cần khẩn trương đầu tư mua sắm NGJ tần số thấp, Growler như vậy mới có thể hỗ trợ có hiệu quả cho máy bay chiến đấu chiến thuật tàng hình.
Lầu Năm Góc cũng phải gia tăng đầu tư để tăng cường năng lực tác chiến mạng mang tính phòng thủ và tính tấn công. Một số công việc đã triển khai, nhưng Mỹ chỉ mới tiếp cận bề ngoài của ứng dụng chiến thuật tác chiến mạng.
Tác chiến săn ngầm
Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, tàu ngầm luôn là mối đe dọa lớn nhất của tàu chiến mặt nước. Hiện nay, sự thực vẫn là như vậy. Mặc dù hải quân luôn tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực công nghệ tác chiến săn ngầm và huấn luyện liên quan, nhưng phương diện này không cho phép xuất hiện bất cứ sơ hở nào.
Số lượng tàu ngầm diesel-điện siêu chạy êm trên phạm vi toàn cầu đang tăng lên, những tàu chiến này đã tạo ra mối đe dọa chí tử đối với hạm đội mặt nước của hải quân.
Hải quân cần chọn mua thiết bị định vị thủy âm kiểu chủ động tần suất thấp tiên tiến và các bộ cảm biến khác để do thám và theo dõi tàu ngầm quân địch. Hải quân còn cần mua sắm vũ khí kiểu mới để bảo đảm có thể tiêu diệt những tàu chiến quân địch đã dò được nói trên. Những vũ khí này có thể cần có phương tiện mang theo không người lái tiên tiến.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ |
Vũ khí laser
Lầu Năm Góc đã mua sắm vũ khí laser; gần đây đã lắp một hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến USS Ponce triển khai ở vịnh Ba Tư. Vũ khí laser từ trước tới nay được cho là ảo tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, trên thực tế công nghệ này đã hoàn thiện đến mức có thể dùng để tác chiến ở tiền tuyến.
Máy laser tiêu tốn rất nhiều năng lượng - rõ ràng là một vấn đề cần giải quyết cấp bách, khả năng sát thương của nó cũng có hạn. Vì vậy, mục đích cơ bản sử dụng loại vũ khí này là để phòng thủ. Vũ khí laser cỡ nhỏ có thể lắp ở máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, dùng để gây nhiễu thậm chí bắn rơi tên lửa đất đối không và không đối không của đối phương. Nó cũng sử dụng thích hợp với tàu chiến và xe mặt đất.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của máy laser thể rắn chính là không cần đạn dược. Hiện nay, Quân đội Mỹ lệ thuộc nghiêm trọng vào kho đạn dược của họ. Sử dụng vũ khí laser thì điều nói trên không còn là vấn đề, bởi vì đạn dược của nó chủ yếu là điện. Vì vậy, những máy bắn tên lửa đó có thể tiết kiệm được để sử dụng làm vũ khí mang tính tấn công.
Vũ khí laser lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ |
Pháo ray điện từ
Giống như vũ khí laser, pháo ray điện cũng thường xuyên được cho là ảo tưởng của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng loại vũ khí này có thể sẽ nhanh chóng đi vào thời đại hoàng kim của nó. Pháo ray điện có ý nghĩa to lớn đối với tấn công và phòng thủ.
Về tấn công, pháo ray điện có thể phóng đạn với cự ly xa, tốc độ rất nhanh, chi phí lại rất thấp. Sử dụng một pháo ray điện cỡ lớn thì có thể oanh tạc một khu vực nào đó cách vài trăm km một cách có hiệu quả mà chi phí khá rẻ.
Điều gây chú ý hơn của pháo ray điện có lẽ là ở lĩnh vực phòng thủ. Tàu chiến Mỹ dùng phần lớn hỏa lực của họ để phòng thủ, trang bị các loại vũ khí như SM-2, SM-3 và SM-6 để cụm chiến đấu tàu sân bay tránh được các cuộc tấn công của tên lửa và trên không. Những tên lửa này phải bỏ ra chi phí rất lớn, hơn nữa số lượng có hạn. Đạn dược của pháo ray điện khá nhỏ, hơn nữa giá rẻ, ngoài ra đầy đủ hơn.
Pháo ray điện kiểu phòng thủ có thể bảo vệ cụm chiến đấu tàu sân bay tránh bị tên lửa quân địch tấn công, trong khi cái giá phải trả là nhỏ nhất. Trên thực tế, nó có thể làm gia tăng chi phí của quân địch - nếu một quả tên lửa đạn đạo giá trị 10 triệu USD của quân địch bị một quả đạn pháo ray điện trị giá 1.000 USD bắn rơi thì lợi thế chi phí sẽ nghiêng về Mỹ.
Pháo điện từ của Quân đội Mỹ |
Hệ thống không người điều khiển tự chủ
Mỹ đứng vị trí dẫn trước trên lĩnh vực công nghệ máy bay không người lái, nhưng cần tiếp tục đầu tư lớn hơn cho loại công nghệ này để giữ ưu thế cho mình. Hiện nay, phần lớn hệ thống không người điều khiển đều là kiểm soát/điều khiển tầm xa hoặc nửa tự chủ. Nhưng, ở trước mặt đối thủ mạnh, thông tin sẽ mãi mãi không an toàn. Vì vậy, cần tính tự chủ.
Máy bay không người lái phải có năng lực đưa ra quyết định của mình trong khuôn khổ một loạt quy tắc giao chiến. Hay nói cách khác, nó phải có khả năng dựa vào quy luật chiến tranh để tiến hành phân biệt rõ và phán đoán. Điều này không chỉ sử dụng thích hợp ở trên không, mà còn sử dụng thích hợp ở trên biển, trên vũ trụ và trên mặt đất.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ phóng tên lửa Hellfire |