Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc ngày 6 tháng 5 năm 2014) |
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 5 đưa tin, do lo ngại Trung Quốc phát động chiến dịch "đánh chiếm quân sự" đối với đảo nhỏ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản khẩn cấp áp dụng biện pháp ứng phó và bàn thảo kế hoạch tác chiến thống nhất trên biển-trên mặt dất-trên không, nhưng do trang bị không đủ, việc "tác chiến đảo nhỏ" có hoàn thành tốt hay không thì còn phải đợi bàn luận.
Chuyên gia quân sự Nhật Bản dự đoán, Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng điểm yếu quân sự không thể dễ dàng sử dụng vũ lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, để cho Quân đội Trung Quốc ngụy trang thành ngư dân đổ bộ lên đảo Senkaku, sau đó lấy danh nghĩa tiếp tế vật tư điều quân đội đổ bộ lên đảo.
Để ứng phó, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đang khẩn cấp điều lực lượng và trang bị tới khu vực tây nam, đồng thời đã nâng cao vị thế của sân bay Saga, căn cứ Sasebo hải quân Mỹ có trang bị tiên tiến.
Được biết, căn cứ Sasebo còn thiết lập lực lượng chuyên trách tác chiến đoạt lại đảo nhỏ và phòng vệ đảo nhỏ của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (WAiR).
Đơn vị WAiR được Nhật Bản thành lập năm 2002 nhằm tăng cường phòng thủ khu vực Kyushu và các đảo Okinawa, tỷ lệ binh sĩ vượt tỷ lệ binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ hiện nay, chất lượng và trình độ chuyên nghiệp cũng đứng đầu trong các lực lượng vũ trang của Nhật Bản, nổi tiếng cùng với đơn vị nhảy dù của nước này.
Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc ngày 6 tháng 5 năm 2014) |
Việc thành lập đơn vị này đánh dấu khu vực trọng điểm triển khai của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản từ đông bắc chuyển tới tây nam, một khi có bất trắc, đơn vị này có thể thông qua căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp máy bay vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển để triển khai trên hướng mục tiêu.
Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản còn có kế hoạch triển khai máy bay vận tải Osprey và 52 xe chiến đấu đổ bộ, để đối phó với lực lượng du kích và lực lượng đặc nhiệm có thể xâm lược đảo, Nhật Bản cũng có kế hoạch trang bị xe bọc thép cơ động Type 99.
Xe bọc thép động cơ là xe triển khai kiểu cơ động cao có chức năng vận tải đường không xuất sắc và tính cơ động đường bộ, đồng thời có khả năng tấn công các mục tiêu như tiêu diệt xe tăng hạng nhẹ và xe bọc thép.
Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ còn chuyển đổi 7 trong 15 sư đoàn, lữ đoàn thành sư đoàn, lữ đoàn cơ động, nhằm điều quân nhanh chóng tới tây nam khi có sự kiện khẩn cấp xảy ra, hơn nữa thành lập mới "Bộ tư lệnh tổng đội trên bộ" thống nhất chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Cán bộ Lực lượng Phòng vệ cho biết, hành động này nhằm "tiến hành nhanh chóng tác chiến quy mô lớn". Cán bộ của Lực lượng Phòng vệ Biển gọi đây là tiến hành nhanh chóng tác chiến quy mô lớn, "đại não" chỉ huy đơn vị rất quan trọng.
Hình ảnh cụm đội kích xe tăng sau khi Quân đội Trung Quốc tiến hành đổ bộ trong một cuộc tập trận (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Tờ "Sankei Shimbun" cho rằng, "kế hoạch tác chiến đoạt đảo" ứng phó với việc Trung Quốc đổ bộ đảo nhỏ là, trước hết do trung đoàn cơ động của xe chiến đấu đổ bộ đánh trận trước, sau đó máy bay vận tải Osprey và đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Trên không lần lượt đến chi viện.
Trước đó, sẽ còn tận dụng JDAM (vũ khí tấn công dẫn đường liên hợp) của máy bay chiến đấu Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản và bắn đối đất của tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển để tiến hành áp chế, để yểm trợ cho tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển vận chuyyển xe chiến đấu đổ bộ tới phạm vi hàng nghìn m của hòn đảo mục tiêu.
Theo tổng kết của một binh sĩ nghỉ hưu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tác chiến đảo nhỏ do Nhật Bản đưa ra là "lấy sức mạnh quân sự Nhật Bản chiếm ưu thế trong lĩnh vực hải, không quân ở xung quanh làm tiền đề, hợp lực của 3 quân chủng Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không là không thể thiếu".
Đối với vấn đề này, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm "khả năng phòng thủ cơ động thống nhất" nhấn mạnh đến sử dụng thống nhất hành động hợp nhất của ba quân chủng và khả năng triển khai cơ động của việc điều động đến hướng tây nam.
Quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo. Trong hình là quân xanh, quân đỏ tiến hành đối kháng thực binh sau hành động đổ bộ (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Tờ "Sankei Shimbun" bình luận cho rằng, khái niệm "khả năng phòng thủ cơ động thống nhất" muốn ứng dụng thực sự thì phải không ngừng huấn luyện, từ ngày 10 tháng 5 trở đi khoảng 1.300 người của Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không Nhật Bản sẽ tiến hành huấn luyện tổng hợp và diễn tập tác chiến đổ bộ ở đảo không người ở thuộc quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima.
Bài báo còn cho biết, một phần của hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa chỉnh đốn sức mạnh phòng vệ và diễn tập chiến đấu thực tế chính là để ngăn chặn Trung Quốc "tìm cách làm thay đổi cục diện hiện có trong bối cảnh có sức mạnh to lớn".
Nhưng, cán bộ Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiết lộ, "sai lầm thử nghiệm trên phương diện xây dựng chức năng lực lượng thủy quân lục chiến vẫn liên tục diễn ra", muốn phát huy lớn hơn vai trò của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản trong tác chiến đảo nhỏ, khả năng vận tải trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển còn chưa đủ, khả năng sử dụng tàu dân sự cũng được đặt ra.
Vì vậy, bài báo cho rằng, kế hoạch tác chiến đảo nhỏ hiện có của Nhật Bản có thể đạt được hiệu quả dự kiến hay không vẫn là một vấn đề.
Tàu đổ bộ cỡ lớn của Quân đội Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Từ lâu, Nhật Bản luôn tìm mọi cách để kiểm soát đảo Senkaku, ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm hòn đảo này. Ngay từ tháng 12 năm 2010, sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu đi vào nghiên cứu phương án tăng cường ứng phó với tình hình đảo Senkaku với tình huống là xảy ra va chạm tàu giữa Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku.
Trong thời gian từ ngày 14 - 18 tháng 11 năm 2011, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn bám sát kế hoạch "tác chiến đoạt lại" đảo nhỏ, đã tổ chức diễn tập quân sự liên hợp quy mô lớn có sự tham gia của khoảng 3.500 người của cả 3 quân chủng, nhằm đối phó với tấn công vũ lực tiềm tàng từ Trung Quốc, đoạt lại đảo Senkaku khi quân đội Trung Quốc xâm chiếm.
Kế hoạch "tác chiến đoạt lại" đảo nhỏ của Nhật Bản được tờ "Sankei Shimbun" công bố đã vạch ra điểm yếu của Lực lượng Phòng vệ, mục đích chủ yếu là muốn tận dụng cơ hội phát triển khả năng tác chiến đổ bộ cho Lực lượng Phòng vệ, từ đó tiếp tục tăng cường thực lực quân sự của Nhật Bản. Đồng thời ám chỉ với người dân rằng, vẫn cần tăng cường đồng minh quân sự Mỹ-Nhật.
Đại quân khu Nam Kinh, Quân đội Trung Quóco tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo |
Đại quân khu Nam Kinh tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo, trong đó sử dụng đạn khói gây nhiễu địch (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Cụm bọc thép đổ bộ của Đại quân khu Nam Kinh, PLA bắn đạn thật trên biển trong một cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Binh sĩ lực lượng bọc thép đổ bộ của Đại quân khu Nam Kinh trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Lực lượng nhảy dù Nhật Bản tập trận đoạt lại đảo nhỏ (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Lực lượng nhảy dù Nhật Bản tập trận đoạt lại đảo nhỏ (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu) |