Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam không đổi chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc |
Mạng tiếng Trung Hải ngoại, TQ cho biết hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục tìm cách nhảy sâu vào tranh chấp ở Biển Đông, muốn biến chủ quyền của nước khác thành của mình, muốn biến nơi không tranh chấp thành có tranh chấp, muốn biến Biển Đông thành ao nhà, vì thế ngày càng gây leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nhất là hạ đặt trái phép giàn khoan 981 cùng với chiến dịch cho tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh... xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đều khiêu khích, đe dọa, vi phạm với cả Philippines và Việt Nam, thông qua nhiều kênh ngoại giao song phương nhưng bất thành, Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, nhiều chuyên gia Việt Nam cũng cho biết, dùng biện pháp pháp lý hợp lý để giải quyết "tranh chấp" là cần thiết.
Phó tổng biên tập tập chí tờ "Quan chức ngoại giao" Mỹ Zachary Keck vừa có bài viết cho rằng, Việt Nam có thể liên kết với Philippines tiến hành tố tụng tư pháp đối với Trung Quốc về "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông.
Theo bài báo, hiện nay, đối với "tranh chấp lãnh thổ" giữa Trung-Việt (thực ra là Trung Quốc tham lam nên nhảy vào dây máu ăn phần, nhảy vào đòi cướp tài sản của người khác-PV) trên Biển Đông, một số quan chức Việt Nam kêu gọi sử dụng hành động pháp lý để giải quyết.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không nhún nhường, nhân nhượng (với Trung Quốc) |
Theo thông tin từ Bloomberg vào thứ Sáu tuần trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đã chuẩn bị tốt tiến hành tố tụng quốc tế đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ông nói: "Chúng tôi đã làm tốt chuẩn bị áp dụng hành động pháp lý. Chúng tôi đang cân nhắc khi nào mới là thời cơ tốt nhất áp dụng hành động này".
Theo bài báo, tại Đối thoại Shangri-La, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã tái khẳng định chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng cho biết, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam không được áp dụng hành động pháp lý đối với vấn đề này.
Tại hội nghị cấp cao an ninh này, ông nói với các phóng viên rằng: "Trung Quốc đã mấy lần yêu cầu không được đưa vấn đề này lên tòa án quốc tế, phản ứng của chúng tôi là hoàn toàn tùy thuộc vào hành vi của Trung Quốc, nếu Tung Quốc tiếp tục đụng đến Việt Nam, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Đương nhiên, cách làm này cũng là tuân thủ luật pháp quốc tế".
Trong thời gian đầu của hội nghị cấp cao lần này, Thứ trưởng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã tiến hành đối thoại song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung, trưởng đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore năm nay.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (trái) cho biết: "Họ (Trung Quốc) đã nhiều lần yêu cầu chúng tôi không đưa vụ việc ra tòa án quốc tế". |
Tại hội nghị Đối thoại Shangri-La, Việt Nam là một trong rất nhiều nước chỉ trích hành vi của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có bài phát biểu dẫn đề, ngầm phê phán các hành vi (khiêu khích, đơn phương) của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lại thẳng thắng hơn trong việc phê phán Trung Quốc.
Australia cũng đã phê phán hành vi (khiêu khích) gần đây của Trung Quốc. Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston tuyên bố: "Hành vi của Trung Quốc chắc chắn là không có lợi và gây bất ổn, hành động đơn phương liên quan đến tuyên bố biên giới đều là vô ích, bởi vì điều này sẽ dẫn chúng ta đến phương hướng sai lầm".
Khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Vương Quán Trung đã quay lại chỉ trích Nhật Bản và Mỹ, cho rằng, Mỹ và Nhật Bản "kẻ xướng người họa" nhằm vào Trung Quốc. Ông còn cho rằng, ông ta thích thái độ thẳng thắng của ông Chuck Hagel hơn là phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe.
Việt Nam-Nhật Bản quan ngại về hành vi đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông |
Bài báo cho rằng, Việt Nam "đe dọa" đưa vấn đề "tranh chấp" lên tòa án quốc tế rất rõ là đang làm theo Philippines, bởi vì Philippines cũng từng đưa Trung Quốc ra kiện ở tòa án quốc tế.
Vào tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Philippines và tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á - Diễn đàn kinh tế thế giới. Thủ tướng nói, trong thời gian diễn đàn đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Benigno Aquino, hai nước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về mức độ nguy hiểm từ một số hành động xâm phạm luật pháp quốc tế hiện nay của Trung Quốc.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nói với hãng AP Mỹ rằng, giống như tất cả các nước khác, Việt Nam đang cân nhắc nhiều biện pháp phòng vệ, bao gồm dựa vào luật pháp quốc tế áp dụng hành động hợp lý.
Theo hãng AP, đây là lần đầu tiên Việt Nam cho biết sẽ xem xét nghiêm túc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết "tranh chấp" với Trung Quốc. Hai quan chức ngoại giao giấu tên của Việt Nam nói với hãng AP rằng, Việt Nam sẽ độc lập hoặc liên kết với Philippines khởi kiện Trung Quốc.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) sắp thăm Việt Nam, hai bên sẽ tăng cường hợp tác để bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. |
Theo bài báo, Trung Quốc từ chối tham gia tiến hành biện hộ về vấn đề Biển Đông ở tòa án quốc tế. Nếu Việt Nam kêu gọi sử dụng luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Trung Quốc rất có thể sẽ áp dụng sách lược tương tự.
Bài báo bình luận, điều thú vị là, khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Vương Quán Trung cho rằng Mỹ không ký Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và đã cự tuyệt sự phê bình của Mỹ đối với việc Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Điều này có nghĩa là, Trung Quốc chắc chắn cũng không tuân thủ luật pháp quốc tế? Vậy thì Trung Quốc muốn “hòa bình” và “làm gương” với ai? Bản chất và ý đồ thực sự của Trung Quốc là gì?