Bí ẩn về con đường học vấn của Tổng thống Barack Obama

29/04/2012 06:30
Châu Long (Theo IMDB)
(GDVN) - Barack Obama, Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ là một nhà chính trị tài ba, am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực. Ông còn được trao giải Nobel cho những nỗ lực vì hoà bình. Vậy ông đã được thừa hưởng một nền giáo dục như thế nào?

Barack Obama là con trai của bà Ann Dunham - một công dân Mỹ da trắng với người chồng da đen mang tên Barack Obama Sr đến từ đất nước Kenya. Khi đó, cả hai người đều là những sinh viên trẻ tại Đại học Hawaii. Năm cậu bé Barack lên hai tuổi, người cha tài giỏi của cậu được tiếp nhận vào Đại học Havard, song chính điều này lại khiến ông phải bỏ hai mẹ con Barack lại mảnh đất Hawaii. Ít lâu sau, họ li hôn và Barack theo mẹ tới gia đình chồng mới của bà ở Indonesia và vào học tại một ngôi trường địa phương.

Còn nhỏ tuổi song sự đổ vỡ giữa cha mẹ không làm Barack mất đi niềm tin vào tình yêu họ giành cho cậu, cũng như khát vọng mang đến cho con nền giáo dục tốt nhất. Sau này, trong diễn văn tại Đại hội Quốc đảng Dân chủ, ông Obama đã khẳng định rằng: “Cha mẹ tôi không chỉ chia sẻ với nhau tình yêu trong mơ, mà còn chia sẻ với nhau niềm tin vào các cơ hội rộng mở trên đất nước này. Họ cho tôi cái tên châu Phi, Barack, nghĩa là người được chúc phúc, vì họ tin rằng ở nước Mỹ bao dung, tên của bạn không thể là rào cản đến thành công. Họ tưởng tượng rằng, tôi sẽ đến những trường học tốt nhất mặc dù họ không giàu, bởi vì ở nước Mỹ hào phóng, bạn không cần phải giàu mới có thể đạt được những ước mơ".

Barack Obama cùng mẹ, khi còn nhỏ
Barack Obama cùng mẹ, khi còn nhỏ

Năm 10 tuổi, cậu bé Barack trở lại Hawaii sống với ông bà nội. Ông nội cậu làm nghề buôn bán nội thất và bảo hiểm, nhưng không mấy phát đạt, còn bà nội là nhân viên trong một ngân hàng nhỏ. Tuy họ không giàu có nhưng lại hết lòng yêu thương Barack - đứa trẻ sớm thiếu vắng sự quan tâm chăm sóc của mẹ cha. Một phần nhờ ông bà nội chắt chiu giành giụm, một phần cũng bởi Barack khá thông minh và ham học, cậu đã may mắn được theo học tại Trường Ponahou - ngôi trường trung học hàng đầu của Hawaii.

Thời gian này, ông Obama Sr vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi và động viên con trai. Ông chính là nguồn động lực, cũng là tấm gương để Barack noi theo. Là một chuyên viên kinh tế của Chính phủ Kenya, ông thường xuyên phải tới nhiều quốc gia khác nhau phục vụ các thương vụ quốc tế. Điều đáng buồn là ông chỉ kịp thăm Barack một lần duy nhất trước khi qua đời vì tai nạn xe hơi năm 1982. Lúc này, Barack Obama mới 11 tuổi.

Con đường học vấn của tông thống Barack Obama thực sự nở rộ sau khi ông tốt nghiệp trung học Ponahou. Ông đến Los Angeles, học Đại học Occidental trong hai năm rồi tới New York theo học Đại học Columbia - Khoa học chính trị, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Bốn năm sau, ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân và trở thành giám đốc của Đề án Phát triển Cộng đồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của những người thuê nhà da màu. 

Dường như 2 trường đại học chưa đủ để Barack Obama khép lại sự nghiệp học tập của mình. Năm 1988, ông lại tiếp tục vào học tại ngôi trường danh tiếng nhất thế giới - Đại học Harvard. Tài năng của ông đã nhanh chóng toả sáng trong một cuộc thi viết do trường tổ chức và nổi tiếng bởi sự kiện là người da màu đầu tiên đắc cử chức Chủ nhiệm Tạp chí Law Review – một tạp chí luật uy tín của Havard. Sự kiện này đã tốn không ít giấy mực của báo giới và mang lại cho ông khá nhiều lời mời viết sách về các vấn đề chủng tộc.

Năm 1991, Barack Obama tốt nghiệp Đại học Harvard hạng danh dự với học vị Tiến sĩ Luật. Sau đó, Đại học luật Chicago vì muốn mời ông vào ban giáo sư mà đã phải cấp một học bổng có giá trị và một văn phòng riêng để viết sách. Giữa năm 1995, cuốn sách được xuất bản mang tên “Dreams from my father” (Những giấc mơ từ cha tôi) đã chứng minh tầm ảnh hưởng sâu sắc của ông Barack Obama Sr quá cố tới con đường học vấn nhiều tiếng vang của đứa con trai mà ông rất mực yêu thương.

Trước khi trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, Barack Obama đã cống hiến 12 năm cho sự nghiệp giáo dục. Ông về dạy luật hiến pháp tại Trường Luật - Đại học Chicago, đồng thời gia nhập nhiều văn phòng luật và hoạt động chính trị. Năm 1993, tên ông đã được vinh danh trong danh sách “40 nhân vật U40 có thế lực nhất năm”. Hiện nay, Tổng thống Obama vẫn đang tiếp tục có những nỗ lực để củng cố nền giáo dục Mỹ.

Có thể nói, con đường học vấn của Tổng thống Mỹ - ông Barack Obama là những hành trình dài đáng ngưỡng mộ. Tương lai của nhiều thế hệ trẻ và vận mệnh của cả một quốc gia đang nằm trong tay của những nhà chính trị lỗi lạc như thế. Dù tương lai là điều không thể nói trước, nhưng với học thức uyên thâm đã được cả thế giới công nhận, Tổng thống Barack Obama đang là niềm hy vọng của một nước Mỹ hoà bình, ổn định và phát triển hơn sau thời kỳ khủng hoảng.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Vì sao Đại học Giao thông Vận tải chậm cấp bằng tốt nghiệp?

Tin nóng: Sinh viên gây án mạng; Cô giáo tát bé trai thủng màng nhĩ

TS. Đỗ Văn Khang: "Nói ngược là hiện tượng của con... ruồi trâu"

Sinh viên nhễ nhại dưới nắng nóng đợi xe về nghỉ lễ

Những hình ảnh cười ra mắt: Học sinh muốn viết phải... đứng

Đáp án đề thi ngoại ngữ vào lớp 10

Châu Long (Theo IMDB)