Ngày 6/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018-2019, đơn vị đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên.
Năm học 2018-2019, Bộ Giáo dục phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên. (Ảnh minh họa: VTV) |
Cụ thể, bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên.
Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Quảng Ngãi có 6 huyện (gồm Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Nghĩa Hành, Minh Long) trong diện sắp xếp lại. Căn cứ vào tình hình thực tế, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ đã tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ đồng ý cho 6 huyện nói trên được sử dụng giáo viên hợp đồng.
Đến khi nào có thể sáp nhập các trường học dưới 15 lớp và giảm sĩ số học sinh? |
Riêng Hà Nội, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân đã nêu phương án của Ủy ban nhân dân Hà Nội đưa ra là xét tuyển hết số giáo viên đã ký hợp đồng, đóng bảo hiểm trên 5 năm rồi mới thi tuyển số giáo viên còn lại.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế khi hiện nay một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên quy định. Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số.
Hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%, do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn của một số giảng viên còn hạn chế.
Chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa tương xứng với loại hình lao động mang tính đặc thù cao trong xã hội.
Việc nhà giáo được điều động về các cơ quan quản lý giáo dục không được tiếp tục hưởng phụ cấp ưu đãi khiến việc điều động gặp khó khăn. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ, đặc biệt đối với giáo viên mầm non hiện tại không còn phù hợp.