Bóng đá cần có giải Oscar cho cầu thủ ăn vạ

11/10/2012 10:38
Tiểu Phi/The Box
Trong khi Messi và Ronaldo đang khiến người ta phải đau đầu với câu hỏi: ai sẽ giành Quả bóng vàng 2012, thì lần lượt Cesc Fabregas đến Luis Suarez lại làm làn sóng phản đối các “kịch sĩ” trên sân cỏ lên cao hơn bao giờ hết.
1. Kể từ khi bóng đá được biết đến như môn thể thao vua của thế giới, khi tiền tài danh vọng trở thành nỗi ám ảnh với các câu lạc bộ lớn, các đội tuyển tên tuổi, các cầu thủ ngôi sao thì cũng là lúc nó đánh mất dần đi vẻ đẹp hồn nhiên thủa sơ khai.
Suarez sẽ sớm phải trả giá vì lạm dụng việc "ngã vờ"?
Suarez sẽ sớm phải trả giá vì lạm dụng việc "ngã vờ"?
Theo thời gian, ngoài những cách tân về vị trí, sơ đồ chiến thuật... các tiểu xảo trong thi đấu cũng dần trở thành một phần không thể thiếu của bóng đá hiện đại, với nhiều người nó là thứ gia vị giúp các trận đấu trở nên kịch tính hơn. Nhưng đó là tiểu xảo, là những hành vi phạm lỗi một cách kín đáo, hoặc những thủ pháp ngăn cản đối phương vừa đủ để khiến trọng tài không thể thổi phạt. Nó không lộ liễu, nó ở chừng mực nào đó vẫn có thể chấp nhận là một phần cuộc chơi.
"Thay vì phải đau đầu tìm cách trừng phạt những “kịch sĩ”, các liên đoàn nên chăng tạo dựng một giải thưởng mới cho bóng đá thế giới: giải Oscar cho những cầu thủ “diễn” xuất sắc nhất."
Nhưng khi tiểu xảo biến thành “đại xảo”, mọi chuyện lại khác. Áp lực của chiến thắng, của thành công khiến không ít các cầu thủ sử dụng mọi thủ đoạn để đem về lợi thế cho đội nhà. Cách dễ dàng nhất để đánh lừa trọng tài và tạo lợi thế đó là ngã vờ hay “ăn vạ”. Từ mục đích ban đầu khá đơn giản là câu giờ, nó dần trở thành một thứ “vũ khí nguy hiểm” dùng để kiếm những quả đá phạt trực tiếp, phạt đền và thậm chí là loại bỏ đối thủ bằng những thẻ phạt trời ơi. Một, hai lần có thể bỏ qua, nhưng khi nó diễn ra hàng tuần, từ mùa giải này sang mùa giải khác, từ cầu thủ này sang cầu thủ khác thì nó thật sự trở thành vấn nạn của bóng đá chuyên nghiệp.2. Tony Pulis là huấn luyện viên mới nhất lên án những “kịch sĩ”, mà cụ thể là Luis Suarez. Trong trận đấu giữa Liverpool và Stoke City cuối tuần qua, Suarez ngã liên tục, ngã ngay khi ai cũng nhìn thấy anh không thể ngã. Ở La Liga, thay vì đưa trán ra “đối đầu” với Medel trong các tình huống tương tự, Fabregas lại khẽ chỉnh vị trí cái đầu của mình đi một chút và ngay lập tức ôm mặt đau đớn khi mà trán đối thủ vừa chạm nhẹ vào má của anh. Hậu quả là Medel phải nhận thẻ đỏ trực tiếp và Barca lội ngược dòng thành công trước Sevilla.
Một trong những ứng cử viên tiềm năng cho Oscar là Sergio Busquest, người phát minh ra trò ú òa trên sân cỏ.
Một trong những ứng cử viên tiềm năng cho Oscar là Sergio Busquest, người phát minh ra trò ú òa trên sân cỏ.
Những kẻ hay ngã, hay ôm mặt đau đớn nói rằng những gì họ làm vậy nhằm mục đích bảo vệ chính mình, trước các pha vào bóng ác ý của đối phương. Sự thật, không mấy ai vào bóng ác ý trong vòng cấm đội nhà, hoặc những điểm nóng trước khu vực 16m50, nơi các "kịch sĩ" hay diễn nhất. Sự thật nữa, những pha vào bóng ác ý, đánh nguội luôn phải đối mặt với những thẻ đỏ và các án phạt cấm thi đấu dài ngày. Một thẻ vàng cảnh cáo cho những tình huống cố ý ngã lộ liễu dường như là chưa đủ để khiến các cầu thủ như Suarez chùn chân, và Pulis kêu gọi một án phạt nặng hơn - cấm thi đấu 3 trận - để giảm thiểu những màn kịch trên sân cỏ.
Chiêu "bay giữa ngân hà" của Young.
Chiêu "bay giữa ngân hà" của Young.
Cuối mùa giải trước, Arsene Wenger cũng có đề xuất tương tự khi Ashley Young liên tiếp trổ tài kiếm penalty cho MU. Với chiến lược gia người Pháp, một tình huống đóng kịch không khác gì hành vi đánh nguội và cần phải được xử lí nghiêm sau trận đấu, thông qua những băng hình nếu trọng tài không thể phát hiện ngay khi nó diễn ra. Tuy vậy, dù đây không phải vấn đề lần đầu được nhắc đến, dù không ít giải pháp được đề xuất, nhưng sự thiếu nhiệt tình của các cơ quan quyền lực bóng đá khiến kết quả cuối cùng án phạt vẫn chỉ là một thẻ vàng và các kịch sĩ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, diễn nhiệt tình hơn.3. Nói như vị phó chủ tịch FIFA Jim Boyce thì “ăn vạ” là một căn bệnh ung thư của bóng đá và đang giết dần môn thể thao vua này. Điều đó không sai, chỉ trong tương lai gần nữa thôi, khi các cầu thủ “nhờn” luật, khi ngã vờ từ một hành động lừa bịp được hợp lí hóa dưới chiêu bài “vì chiến thắng”, sẽ không khó tưởng tượng hình ảnh các cầu thủ cố gắng dẫn bóng vào vòng cấm đội bạn và lăn đùng ra.
Pha diễn kịch của Fabregas trong trận gặp Sevilla xứng đáng nhận giải Oscar trong bóng đá..
Pha diễn kịch của Fabregas trong trận gặp Sevilla xứng đáng nhận giải Oscar trong bóng đá..
Những trận đấu bị phá hỏng, những kết quả bất công vì các màn kịch diễn ra càng nhiều, khiến tâm lí của số đông càng dịch chuyển. Chống không được, người ta sẽ phải thích nghi với nó. Khi đó, sân bóng sẽ trở thành một sân khấu bốn mặt đúng nghĩa? Thay vì phải đau đầu tìm cách trừng phạt những “kịch sĩ”, các liên đoàn nên chăng tạo dựng một giải thưởng mới cho bóng đá thế giới: giải Oscar cho những cầu thủ “diễn” xuất sắc nhất.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO
Điểm nóng
Olympic London 2012 Sao bóng đá đi nghỉ hè
Tây Ban Nha vô địch EURO 2012
Thế giới WAGs Việt
Chuyển nhượng hè 2012
Những hoạt náo viên quyến rũ
Thế giới các nàng WAGs
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Bóng đá Việt Nam thập niên 1990
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2012
Tiểu Phi/The Box