FIFA dùng 'mắt cú' để chống 'bàn thắng ma'

07/07/2012 06:16
T.T (tổng hợp)
(GDVN) - Sau những tranh cãi, cuối cùng Liên đoàn bóng đá thế giới đã quyết định sử dụng công nghệ vào bóng đá để chống “bàn thắng ma".

Tại VCK World Cup 2010, ở trận đấu giữa Anh và Đức, Frank Lampard, bằng một cú sút xa đầy uy lực đã đưa bóng đi qua vạch vôi khung thành của thủ môn Neuer. Nhưng vì tình huống diễn ra quá nhanh, trọng tài đã không công nhận bàn thắng cho “Tam sư”. Nhưng đến VCK Euro 2012, tuyển Anh lại gặp may khi thoát khỏi một bàn thua tương tự ở trận đấu với đội chủ nhà Ukraine.

 Tuyển Anh mất oan một bàn thắng ở VCK World Cup 2010.

 Tuyển Anh mất oan một bàn thắng ở VCK World Cup 2010.

 Nhưng "Tam sư" thoát một bàn thua ở VCK Euro 2012.

Nhưng "Tam sư" thoát một bàn thua ở VCK Euro 2012.

Thế nên, áp dụng công nghệ giám sát trận đấu trở thành yêu cầu bức thiết. Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Theo Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu, Michel Platini, nếu áp dụng công nghệ, bóng đá sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó. Còn Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới, Sepp Blatter, sau nhiều suy nghĩ và nhận được không ít ý kiến đóng góp đã quyết định đưa công nghệ vào trận đấu để chống các “bàn thắng ma”.

Vấn đề còn lại là nên chọn công nghệ nào cho hợp lý. Một là GoalRef, gồm 3 bộ phận cơ bản: quả bóng gắn chip, thiết bị xử lý trung tâm và thiết bị cảnh báo dành cho trọng tài. Quả bóng sẽ được giám sát bởi một ăng-ten vòng cho phép nhận biết nó đã qua vạch vôi hay chưa. Nếu bóng qua vạch vôi, thiết bị xử lý trung tâm sẽ gửi tín hiệu đến thiết bị cảnh báo mà trọng tài mang theo qua hai con đường là hiển thị màn hình và báo rung.

 Công nghệ GoalRef.

Công nghệ GoalRef.

 

Hai là Hawk-Eye (mắt cú), công nghệ dựa vào 6 camera cùng quan sát một khu vực. Sau khi tình huống diễn ra mà trọng tài chưa kịp đưa ra quyết định, máy tính sẽ phân tích hình ảnh camera này rồi cho ra kết quả bóng qua vạch vôi hay chưa.

Sau khi phân tích những ưu và khuyết điểm của GoalRef và Hawk-Eye, Ủy ban phụ trách luật bóng đá của FIFA đã quyết định kết hợp cả hai công nghệ, với tên gọi Goal-Line (Đường biên điện tử).

Theo báo chí Anh, công nghệ này sẽ bắt được áp dụng ở Premier League ở mùa giải tới. Còn giải đấu mang tầm châu lục mà Goal-Line xuất hiện sẽ ở giải vô địch thế giới các CLB ở Nhật Bản vào cuối tháng 12 này. Sau đó nó sẽ được áp dụng ở Confed Cup và World Cup 2014.

Được biết, chi phí cho việc lắp đặt hế thống Goal-line ước khoảng 250.000 USD.

T.T (tổng hợp)