Người ta thường đổ cái tội bão lụt, lũ quét, sạt lở đất và trăm thứ bà rằn thịnh nộ thiên nhiên khác cho việc “bạc đãi” rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Bóng đá cũng như một cánh rừng với nguồn tài nguyên hữu hạn, đang phải trả giá cho những ngày chặt phá điên cuồng.
Khi bóng đá Việt phất lên nhờ sự hứng khởi của các ông bầu, dòng tiền chảy ra như thác. Ai cũng thấy làm bóng đá đơn giản quá, chỉ vung tiền là có danh có phận, nếu may mắn, gặp thời thì còn đầy mình thành tích.
Các đại gia thi nhau phá giá thị trường, “cò” chuyên nghiệp hành nghề thoả thích, bản thân cầu thủ cũng đủ “trưởng thành” để tự thổi phồng những nguồn lợi cho mình.
Như một câu chuyện cổ tích, cầu thủ Việt nhiều anh chàng chân đất, học chưa hết cấp ba, tài năng cũng chỉ thường thường bậc trung, thế mà bừng tỉnh dậy đã là tỉ phú. Đá bóng từ chỗ bao cấp bị chê ỏng chê eo, thoắt cái đã lột xác trở thành nghề thu nhập cao nhất nhì xã hội.
Tính không cần chi li lắm cũng thấy lương, thưởng của cầu thủ trong một tháng bằng nhiều công chức lao động cả năm. Cầu thủ ta hơi “sao” một tí là mua nhà, mua xế hộp dễ như trở bàn tay. Dưới cái nhìn của VĐV đỉnh cao ở tất cả các môn thể thao khác, sự xa hoa của dân bóng đá chẳng khác gì những ông hoàng.
Tiền có thể mang lại một V-League hào nhoáng nhất Đông Nam Á, thậm chí giải hạng Nhất của ta cũng hấp dẫn ngoại binh hơn cả giải chuyên nghiệp của Indo, Thái hay Sing. Nhưng tiền không thể mang về đẳng cấp cho cả một nền bóng đá.
Ngoại trừ chức vô địch AFF Cup 2008 có công rất lớn của ông Calisto và vận may, các CLB của chúng ta ra cúp châu lục như con nhái bén bơi lạc vào biển lớn, còn các đội tuyển trắng tay tất cả các mặt trận. AFF Cup 2012 là nỗi thất vọng cùng cực nhất.
Miệng ăn, núi lở. Giàu cỡ mấy mà đốt tiền mãi rồi cũng đến lúc cạn tiền. Các ông bầu trông nhau mà tháo chạy, các CLB lần lượt xoá tên, còn đội tuyển quốc gia như một ngôi nhà vô chủ.
Cũng chỉ trong chớp mắt, hàng trăm tỉ phú chân giày thất nghiệp. Bóng đá Việt đổ vỡ từ Nam chí Bắc, chẳng khác gì một đống hoang tàn sau cơn lũ quét.
Những người lạc quan vẫn hô hào làm lại, từ hy vọng rất AQ là bóng đá được trả về đúng giá trị thực của nó sẽ phát triển bền vững trong tương lai. Có thể điều đó sẽ thành hiện thực, nhưng nó đòi hỏi một quỹ thời gian không hề ngắn.
Chỉ thấy rất rõ là hiện thực trước mắt vô cùng ảm đạm. Rừng xưa đã khép, nhưng còn bao nhiêu kẻ đang lạc lối trong rừng…
Khi bóng đá Việt phất lên nhờ sự hứng khởi của các ông bầu, dòng tiền chảy ra như thác. Ai cũng thấy làm bóng đá đơn giản quá, chỉ vung tiền là có danh có phận, nếu may mắn, gặp thời thì còn đầy mình thành tích.
ĐTVN thất bại đau đớn tại AFF Cup 2012 |
Các đại gia thi nhau phá giá thị trường, “cò” chuyên nghiệp hành nghề thoả thích, bản thân cầu thủ cũng đủ “trưởng thành” để tự thổi phồng những nguồn lợi cho mình.
Như một câu chuyện cổ tích, cầu thủ Việt nhiều anh chàng chân đất, học chưa hết cấp ba, tài năng cũng chỉ thường thường bậc trung, thế mà bừng tỉnh dậy đã là tỉ phú. Đá bóng từ chỗ bao cấp bị chê ỏng chê eo, thoắt cái đã lột xác trở thành nghề thu nhập cao nhất nhì xã hội.
Tính không cần chi li lắm cũng thấy lương, thưởng của cầu thủ trong một tháng bằng nhiều công chức lao động cả năm. Cầu thủ ta hơi “sao” một tí là mua nhà, mua xế hộp dễ như trở bàn tay. Dưới cái nhìn của VĐV đỉnh cao ở tất cả các môn thể thao khác, sự xa hoa của dân bóng đá chẳng khác gì những ông hoàng.
Tiền có thể mang lại một V-League hào nhoáng nhất Đông Nam Á, thậm chí giải hạng Nhất của ta cũng hấp dẫn ngoại binh hơn cả giải chuyên nghiệp của Indo, Thái hay Sing. Nhưng tiền không thể mang về đẳng cấp cho cả một nền bóng đá.
Ngoại trừ chức vô địch AFF Cup 2008 có công rất lớn của ông Calisto và vận may, các CLB của chúng ta ra cúp châu lục như con nhái bén bơi lạc vào biển lớn, còn các đội tuyển trắng tay tất cả các mặt trận. AFF Cup 2012 là nỗi thất vọng cùng cực nhất.
Miệng ăn, núi lở. Giàu cỡ mấy mà đốt tiền mãi rồi cũng đến lúc cạn tiền. Các ông bầu trông nhau mà tháo chạy, các CLB lần lượt xoá tên, còn đội tuyển quốc gia như một ngôi nhà vô chủ.
Cũng chỉ trong chớp mắt, hàng trăm tỉ phú chân giày thất nghiệp. Bóng đá Việt đổ vỡ từ Nam chí Bắc, chẳng khác gì một đống hoang tàn sau cơn lũ quét.
Những người lạc quan vẫn hô hào làm lại, từ hy vọng rất AQ là bóng đá được trả về đúng giá trị thực của nó sẽ phát triển bền vững trong tương lai. Có thể điều đó sẽ thành hiện thực, nhưng nó đòi hỏi một quỹ thời gian không hề ngắn.
Chỉ thấy rất rõ là hiện thực trước mắt vô cùng ảm đạm. Rừng xưa đã khép, nhưng còn bao nhiêu kẻ đang lạc lối trong rừng…
Anh Đức