Bóng đá Việt Nam chắc chắn sẽ thay đổi nếu bộ máy lãnh đạo của nó thay đổi. Từ những phát biểu của ‘bầu Kiên’, tất cả những hạn chế, yếu kém của bóng đá nước nhà một lần nữa được phơi bày và người hâm mộ rất cần một sự cải tổ mạnh mẽ cho bóng đá nước nhà.
Là một người tâm huyết với bóng đá nước nhà, ông Trần Văn Phúc, cựu Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia cũng bày tỏ quan điểm về chiếc ghế trưởng ban tổ chức. Ông khẳng định: "Bóng đá Việt Nam sẽ thay đổi và phát triển nếu bộ máy lãnh đạo bóng đá Việt Nam thay đổi. Qua đó, nhưng đội bóng, CLB người làm bóng đá cũng nên nhìn nhận lại cách làm việc của mình, không chỉ đến với bóng đá vì cái nghề mà phải là tình yêu với nó".
"Điều tôi nói thay đổi ở đây, không hẳn là về mặt con người. Thử hỏi rằng, với một mớ lộn xộn như hiện nay của bóng đá Việt Nam ai là người dám dũng cảm nhận chức trưởng ban tổ chức giải hay chủ tịch VFF? Thay đổi ở đây là thay đổi ở tư duy cách làm việc. Không có chuyện ban tổ chức giải cho rằng sai sót là của trọng tài bởi hội đồng trọng tài cũng là… người trong nhà và phải xử lý. Sai sót ở mỗi trận đấu, VFF phải có trách nhiệm cùng nhau tháo gỡ và giải quyết nghiêm minh, không có chuyện cho rằng đó là việc của ban tổ chức, VFF không can thiệp", cựu HLV Trần Văn Phúc cho biết.
Ông Dương Nghiệp Khôi sẽ không còn nắm ghế trưởng ban tổ chức giải ở mùa bóng năm sau nhưng không dễ để VFF tìm ra người thay thế có tâm, đủ tầm để giúp bóng đá Việt Nam phát triển. Theo như danh sách thống kê sơ bộ có 5 ông người (Nguyễn Hữu Bàng, Phan Anh Tú, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Viễn, Mai Đức Trung) được nhắm đến cho chiếc ghế này. Trong số 5 cái tên ấy, ông Phạm Ngọc Viễn được ‘bầu Kiên’ tiến cử; ông Mai Đức Chung vừa rời N. Sài Gòn hiện đang tự do và TTK VFF Trần Quốc Tuấn được xem là ứng viên nặng ký nhất.
Cứ sau mỗi mùa, bản tổng kết mùa giải lại viết “giải đã về đích an toàn”. Nhưng ngẫm trong cái “an toàn” ấy là rất nhiều những hạt sạn. Tại sao lại có những trận đấu bất thường, như 9 người đá 11 người (Hòa Phát Hà Nội gặp K.Khánh Hòa)? Tại sao khán giả mang tiền âm phủ vào sân bóng? Tại sao các ông bầu lại ưa thích dùng ‘doping’ tiền thưởng để kích cầu cầu thủ để rồi các ‘ông sao’ này vào sân với tâm lý ăn thua đủ, đá chết bỏ?
Hy vọng rằng các nhà lãnh đạo VFF sẽ tìm ra một trưởng giải mới đủ tâm, đủ tầm và xa hơn là cải tiến bộ máy làm việc ‘bao cấp hơn cả thời bao cấp’ (lời bầu Kiên) để giúp bóng đá Việt Nam đi lên. Và để bản tổng kết mùa giải 2012 sẽ không lặp lại điệp khúc nhàm chán “giải đã về đích an toàn”.
HLV Trần Văn Phúc. Ảnh: TTVH |
Là một người tâm huyết với bóng đá nước nhà, ông Trần Văn Phúc, cựu Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia cũng bày tỏ quan điểm về chiếc ghế trưởng ban tổ chức. Ông khẳng định: "Bóng đá Việt Nam sẽ thay đổi và phát triển nếu bộ máy lãnh đạo bóng đá Việt Nam thay đổi. Qua đó, nhưng đội bóng, CLB người làm bóng đá cũng nên nhìn nhận lại cách làm việc của mình, không chỉ đến với bóng đá vì cái nghề mà phải là tình yêu với nó".
"Điều tôi nói thay đổi ở đây, không hẳn là về mặt con người. Thử hỏi rằng, với một mớ lộn xộn như hiện nay của bóng đá Việt Nam ai là người dám dũng cảm nhận chức trưởng ban tổ chức giải hay chủ tịch VFF? Thay đổi ở đây là thay đổi ở tư duy cách làm việc. Không có chuyện ban tổ chức giải cho rằng sai sót là của trọng tài bởi hội đồng trọng tài cũng là… người trong nhà và phải xử lý. Sai sót ở mỗi trận đấu, VFF phải có trách nhiệm cùng nhau tháo gỡ và giải quyết nghiêm minh, không có chuyện cho rằng đó là việc của ban tổ chức, VFF không can thiệp", cựu HLV Trần Văn Phúc cho biết.
Cổ động viên Hải Phòng mang tiền âm phủ rải đầy các khán đài sân Hàng Đẫy. Ảnh: TTVH |
Ông Dương Nghiệp Khôi sẽ không còn nắm ghế trưởng ban tổ chức giải ở mùa bóng năm sau nhưng không dễ để VFF tìm ra người thay thế có tâm, đủ tầm để giúp bóng đá Việt Nam phát triển. Theo như danh sách thống kê sơ bộ có 5 ông người (Nguyễn Hữu Bàng, Phan Anh Tú, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Viễn, Mai Đức Trung) được nhắm đến cho chiếc ghế này. Trong số 5 cái tên ấy, ông Phạm Ngọc Viễn được ‘bầu Kiên’ tiến cử; ông Mai Đức Chung vừa rời N. Sài Gòn hiện đang tự do và TTK VFF Trần Quốc Tuấn được xem là ứng viên nặng ký nhất.
Cứ sau mỗi mùa, bản tổng kết mùa giải lại viết “giải đã về đích an toàn”. Nhưng ngẫm trong cái “an toàn” ấy là rất nhiều những hạt sạn. Tại sao lại có những trận đấu bất thường, như 9 người đá 11 người (Hòa Phát Hà Nội gặp K.Khánh Hòa)? Tại sao khán giả mang tiền âm phủ vào sân bóng? Tại sao các ông bầu lại ưa thích dùng ‘doping’ tiền thưởng để kích cầu cầu thủ để rồi các ‘ông sao’ này vào sân với tâm lý ăn thua đủ, đá chết bỏ?
Hy vọng rằng các nhà lãnh đạo VFF sẽ tìm ra một trưởng giải mới đủ tâm, đủ tầm và xa hơn là cải tiến bộ máy làm việc ‘bao cấp hơn cả thời bao cấp’ (lời bầu Kiên) để giúp bóng đá Việt Nam đi lên. Và để bản tổng kết mùa giải 2012 sẽ không lặp lại điệp khúc nhàm chán “giải đã về đích an toàn”.
Lê Đình