Chi phí còn lại được “trả cho các đối tác khác” để rồi cuối cùng cũng chảy về công ty mẹ. Tất nhiên người chịu nặng nhất chính là người tiêu dùng, còn ngân sách thì thất thu.
Tương tự là câu chuyện về thương hiệu Coca Cola liên tục báo “lỗ” để phù phép với mục đích cuối cùng là không phải đóng thuế. Tất nhiên là người dân vẫn uống và chỉ ít người đặt vấn đề là tại sao họ vẫn phải đóng rất nhiều loại thuế trong khi “những con voi” thường xuyên lọt qua lỗ kim.
Vấn đề là người ta vẫn chấp nhận những chuyện ấy như là một phần của câu chuyện cuộc sống. Chưa chắc những câu chuyện tương tự như trên được đưa ra ánh sáng thì người ta chấp nhận bỏ những đôi giày hàng hiệu để mua một đôi giày nội ở mức giá chỉ bằng một nửa, hoặc thay vì uống lon nước có ga, người ta uống… trà đá.
Tương tự là câu chuyện về thương hiệu Coca Cola liên tục báo “lỗ” để phù phép với mục đích cuối cùng là không phải đóng thuế. Tất nhiên là người dân vẫn uống và chỉ ít người đặt vấn đề là tại sao họ vẫn phải đóng rất nhiều loại thuế trong khi “những con voi” thường xuyên lọt qua lỗ kim.
Vấn đề là người ta vẫn chấp nhận những chuyện ấy như là một phần của câu chuyện cuộc sống. Chưa chắc những câu chuyện tương tự như trên được đưa ra ánh sáng thì người ta chấp nhận bỏ những đôi giày hàng hiệu để mua một đôi giày nội ở mức giá chỉ bằng một nửa, hoặc thay vì uống lon nước có ga, người ta uống… trà đá.
VFF đang làm gì với bóng đá Việt Nam? |
Nếu nghĩ giày nào cũng là giày và nước nào mà chẳng để giải khát thì dễ quá.
Nghịch lý cũng lại là câu chuyện về “cú tát trời giáng cho những tín đồ hàng hiệu” khi nhiều lô hàng hiệu nhưng sự thật giá nhập của những chiếc áo tưởng là rất đắt tiền kia hóa ra chỉ là những món đồ có giá chỉ vài USD/cái.
Đôi khi người ta không còn đủ cảnh giác để tin tưởng về những giá trị đã và đang có.
Trong câu chuyện bóng đá, một suất lên chơi V.League từng bị tranh giành, thậm chí người ta phải dùng tiêu cực để chiếm đoạt thì bất ngờ nó gần như trở thành món quà miễn phí mà kẻ được nhận cũng chưa biết nên mừng hay lo.
Đồng Nai là một ví dụ. Bỗng nhiên được đá giải chuyên nghiệp, như cậu học trò chỉ mong qua được kỳ thi tốt nghiệp bỗng nhiên được gọi vào Đại học vì nhà trường cần thêm sinh viên. Vấn đề cũng lại là không chỉ đơn giản là cái gật đầu, thích chơi là được. Đi kèm với nó là những khoản đầu tư hàng chục tỷ, từ lực lượng cho đến sân bãi. V.League là một thứ hàng hiệu (đối với các đội hạng Nhất) đấy, chơi nổi không?
Rồi chuyện đội tuyển, U22 không chơi V.League. Tất nhiên là người ta không thể tán thành chuyện này. Nhưng điều hài hước là chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển và U 22 từng được “trả giá” tới 200 triệu/tháng bỗng nhiên ế trỏng trơ.
HLV Phan Thanh Hùng từ chức và đúng là không thấy có ai lên thay thật. Các lão làng như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung tuy “rảnh” thì lại không có bằng cấp. HLV Hoàng Văn Phúc có bằng cấp lại không muốn phụ thuộc vào cái điều kiện trớ trêu của VFF chỉ vì vài trận đấu.
Trong sự lộn xộn và đảo lộn các giá trị của bóng đá. Từ cầu thủ, CLB, đến đội tuyển và cả hai giải đấu V.League và hạng nhất, đôi khi người ta phải tặc lưỡi. Bóng đá, văn hóa, kinh tế, xã hội là những cái bình thông nhau.
Nghịch lý cũng lại là câu chuyện về “cú tát trời giáng cho những tín đồ hàng hiệu” khi nhiều lô hàng hiệu nhưng sự thật giá nhập của những chiếc áo tưởng là rất đắt tiền kia hóa ra chỉ là những món đồ có giá chỉ vài USD/cái.
Đôi khi người ta không còn đủ cảnh giác để tin tưởng về những giá trị đã và đang có.
Trong câu chuyện bóng đá, một suất lên chơi V.League từng bị tranh giành, thậm chí người ta phải dùng tiêu cực để chiếm đoạt thì bất ngờ nó gần như trở thành món quà miễn phí mà kẻ được nhận cũng chưa biết nên mừng hay lo.
Đồng Nai là một ví dụ. Bỗng nhiên được đá giải chuyên nghiệp, như cậu học trò chỉ mong qua được kỳ thi tốt nghiệp bỗng nhiên được gọi vào Đại học vì nhà trường cần thêm sinh viên. Vấn đề cũng lại là không chỉ đơn giản là cái gật đầu, thích chơi là được. Đi kèm với nó là những khoản đầu tư hàng chục tỷ, từ lực lượng cho đến sân bãi. V.League là một thứ hàng hiệu (đối với các đội hạng Nhất) đấy, chơi nổi không?
Rồi chuyện đội tuyển, U22 không chơi V.League. Tất nhiên là người ta không thể tán thành chuyện này. Nhưng điều hài hước là chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển và U 22 từng được “trả giá” tới 200 triệu/tháng bỗng nhiên ế trỏng trơ.
HLV Phan Thanh Hùng từ chức và đúng là không thấy có ai lên thay thật. Các lão làng như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung tuy “rảnh” thì lại không có bằng cấp. HLV Hoàng Văn Phúc có bằng cấp lại không muốn phụ thuộc vào cái điều kiện trớ trêu của VFF chỉ vì vài trận đấu.
Trong sự lộn xộn và đảo lộn các giá trị của bóng đá. Từ cầu thủ, CLB, đến đội tuyển và cả hai giải đấu V.League và hạng nhất, đôi khi người ta phải tặc lưỡi. Bóng đá, văn hóa, kinh tế, xã hội là những cái bình thông nhau.
Song An/TT24h