LTS: Xung quanh vụ việc liên quan đến cô giáo Hà Thủy và món ăn Canh gà Thọ Xương, Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục cập nhật ý kiến đa chiều từ phía độc giả. Sau đây là bài viết của độc giả Trịnh Sỹ Hiệp, một giáo viên đã về hưu. Không chỉ nói chuyện đơn thuần xung quanh "Canh gà Thọ Xương", qua đây độc giả còn nêu lên cách nhìn nhận cuộc sống, ứng xử, kinh nghiệm giảng dạy trong môi trường giáo dục...
Vậy là đã một tuần sau khi học sinh nào đó dâng tặng cô giáo của chúng bát "Canh gà Thọ Xương", đến lúc bình tâm lại, chúng ta thử ngẫm nghĩ để thấy gì qua bát "canh gà" ấy?
Vậy là đã một tuần sau khi học sinh nào đó dâng tặng cô giáo của chúng bát "Canh gà Thọ Xương", đến lúc bình tâm lại, chúng ta thử ngẫm nghĩ để thấy gì qua bát "canh gà" ấy?
1- Cái sai của cô giáo
Cái đó quá rõ rồi, người ta tranh luận, thanh minh... sai do kiến thức hay do nghiệp vụ sư phạm? Tôi khẳng định cô giáo sai cả hai và còn sai cả thái độ với nghề nghiệp nữa. Không thể có chuyện giáo viên không dạy mà có tới 10/28 học sinh nhầm giống nhau (đấy là không kể 18 em còn lại là do nhà trường khảo sát sau khi sự việc đã ầm ĩ trên báo mạng). Riêng cái sai này tôi không thấy lạ, dù cho cô giáo T có nguyên là học sinh chuyên văn, tốt nghiệp ĐHSP loại giỏi, đã có bằng Thạc sĩ với điểm 10/10... thì việc nhầm lẫn trên vẫn có thể xẩy ra lắm chứ, bởi có thể đã từ lâu, bài thơ trên đã không nằm trong chương trình chính khóa, khi học đại học, làm thạc sỹ, người ta chỉ học tầm vĩ mô, ai lại đi nghiên cứu từng bài cụ thể như thế? Đọc thêm ư? Biển học vô cùng, làm sao có thể đọc hết được. Vả lại, gần đây, khi giới thiệu danh thắng, ngoài cảnh đẹp, văn hóa vùng miền... người ta không bao giờ bỏ qua phần quảng bá cho ẩm thực nơi đó, thế nên chuyện một cô giáo mới 25 tuổi, nhầm lẫn chuyện đó không có gì lạ.
Cái tôi thấy lạ là hình như cách đây không lâu lắm, đã có một công trình nghiên cứu nghiêm túc khẳng định là bài thơ: “Cảnh đẹp Tây Hồ" đó không phải là ca dao, tác giả bài thơ trên là cụ Dương Khuê. Ừ thì cho là đây mới là một phát hiện chưa được công nhận, nhưng một vấn đề đang còn chưa rõ mà cô giáo và tổ chuyên môn nhà trường vẫn cho là ca dao thì quả là liều và lạ.
Cái tôi thấy lạ là hình như cách đây không lâu lắm, đã có một công trình nghiên cứu nghiêm túc khẳng định là bài thơ: “Cảnh đẹp Tây Hồ" đó không phải là ca dao, tác giả bài thơ trên là cụ Dương Khuê. Ừ thì cho là đây mới là một phát hiện chưa được công nhận, nhưng một vấn đề đang còn chưa rõ mà cô giáo và tổ chuyên môn nhà trường vẫn cho là ca dao thì quả là liều và lạ.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
2- Văn hóa nhận lỗi
Theo tôi, sở dĩ sự việc trở nên ầm ĩ chính là do cô giáo và trường Lômônôxôp chưa có văn hóa nhận lỗi. Khi sự việc được tung lên mạng, việc đầu tiên của giáo viên và nhà trường làm là cố thanh minh sao cho lỗi của cô nhẹ đi, nhà trường là vô can... dẫn đến những lời thanh minh đó cực kì vô lý mà những ai đã từng làm nghề không thể chấp nhận được. Và chính vì thế dư luận thêm sôi sùng sục, đòi trắng đen phân minh. Xin đơn cử:
Cô giáo Hà Thủy có nói ý rằng: Khi chấm bài, tôi biết có một số em sai, nhưng không chữa vào để các em tự sửa. Lúc đó đã gần hết giờ, lớp học ồn nên có thể có một số em không nghe được. Hôm sau, do nhiều lý do nên tôi quên không kiểm tra xem các em đã chữa chưa?... Có thể nói từ khi vào nghề đến nay, với tôi đã hơn 40 năm, chưa bao giờ tôi gặp một giáo viên nào khi chấm bài phát hiện lỗi sai của học sinh mà không khoanh vào hoặc gạch dưới, cũng chẳng có ai khi mình chữa bài, dưới lớp ồn mà kệ cứ nói...
Về phía nhà trường có phát biểu: Đây là bài đọc thêm, giáo viên tự đưa vào, không qua tổ chuyên môn. Giáo viên chấm cả 8 bài cho mỗi em, vì vậy dù bài này sai, nhưng do 7 bài kia làm tốt nên vẫn đạt điểm 8. Kính thưa BGH nhà trường, vậy việc quản lý chuyên môn của nhà trường như thế nào mà để giáo viên tùy tiện đưa bài vào giảng được. Lại nữa: Bài này cô chấm ngay trên lớp, có thể chỉ cho một số học sinh, lấy đâu ra thời gian mà mỗi trò cô chấm cả 8 câu được?
Giá như khi sự việc mới xảy ra, giáo viên và nhà trường dũng cảm nhận lỗi vì những lí do tôi đã nêu ở trên, có thể là rất đau đấy nhưng không thể khác được.
3- Phương pháp dạy học
Tôi đã rất dị ứng với "Phiếu học tập" như thế này từ lâu rồi, nhưng thật không may, nó đang trở thành bệnh dịch cho cả trường công lẫn trường tư. Vài năm gần đây, do có mấy đứa cháu gọi tôi là ông trẻ, học ở một trường tư thục (khá nổi tiếng). Thế là vào cuối mỗi tuần, tôi có thêm một nhiệm vụ: Giúp các cháu giải quyết đống bài tập trong cái gọi là phiếu bài tập đó. Nghỉ được 2 ngày, các cháu phải làm phiếu bài tập của ít nhất là 3 môn toán, văn, anh, mỗi môn khoảng chục bài. Là dân toán tôi chỉ dám nói về môn này: trong khoảng chục bài đó có tới 1/3 là các thày cô lấy ở sách dành cho trường chuyên, lớp chọn, tệ hơn, tháng đầu tiên của lớp 9, môn đại số, tôi đã phải hướng dẫn các cháu giải toán bằng cách lập hệ phương trình về chuyển động có vận tốc phụ. Hai ngày nghỉ của các cháu biến thành hai ngày đánh vật với bài.
Quay trở lại sự việc vừa xảy ra, các cháu phải làm 8 bài văn sau 3 tiết ôn tập và cô giáo có chấm bài, thưa các nhà sư phạm, phải chăng đây là cách dạy của thế kỉ 21: Cứ làm đi, làm càng nhiều sẽ càng sáng tạo. Quả đúng vậy, các cháu đã sáng tạo ra món đặc sản mà trước đây không có.
Quay trở lại sự việc vừa xảy ra, các cháu phải làm 8 bài văn sau 3 tiết ôn tập và cô giáo có chấm bài, thưa các nhà sư phạm, phải chăng đây là cách dạy của thế kỉ 21: Cứ làm đi, làm càng nhiều sẽ càng sáng tạo. Quả đúng vậy, các cháu đã sáng tạo ra món đặc sản mà trước đây không có.
4- Nửa văn nửa Giáo dục Công dân
"Tiếng chuông Trấn Vũ nói lên lòng thành kính với tổ tiên". Gần đây, hình như bài văn, bài thơ nào khi dạy trong chương trình THCS cũng đều phải cõng trên mình sứ mệnh giáo dục điều gì đó về đạo đức, về chính trị, về các vấn đề xã hội...
Tôi đồ rằng chưa biết chừng cái nhịp chày Yên Thái giã cây đó để làm giấy có khi lại được hiểu là tiếng chày giã gạo, nói lên tinh thần lao động cần cù của dân tộc, thậm chí lại được liên hệ với "Gạo đem vào giã bao đau đớn" rèn luyện mình. Cái kiểu dạy như thế làm cho một giờ của môn văn na ná môn giáo dục công dân, học sinh chẳng còn cảm hứng với môn học.
Tôi đồ rằng chưa biết chừng cái nhịp chày Yên Thái giã cây đó để làm giấy có khi lại được hiểu là tiếng chày giã gạo, nói lên tinh thần lao động cần cù của dân tộc, thậm chí lại được liên hệ với "Gạo đem vào giã bao đau đớn" rèn luyện mình. Cái kiểu dạy như thế làm cho một giờ của môn văn na ná môn giáo dục công dân, học sinh chẳng còn cảm hứng với môn học.
5- Hội chứng đám đông.
Sự việc được đưa lên báo và thế là người ta ào ào lao vào xỉ vả, mỉa mai, lăng mạ, giễu cợt... đến khi cô giáo gục ngã, phải vào viện, gió đổi chiều, một loạt bài an ủi ,động viên, khích lệ, khen ngợi... thật đáng sợ.
Một mình ta đến tìm ta,
Nhâm nhi chén rượu, canh gà Thọ Xương.
Tàn canh còn lại nỗi buồn,
Nhân tình thế thái... mặt gương mờ dần
Chọn nghề chót đã dấn thân
Xin đành giữ lại chữ CHÂN cho mình.
ĐIỂM NÓNG |
|
Độc giả Trịnh Sỹ Hiệp