Chi tiết những điểm mới về đình chỉ hoạt động ngành đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ

09/11/2023 06:36
Minh Chi
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Dự thảo mới có nhiều điểm đáng chú ý như quy định ngành phù hợp và chuyên môn phù hợp, xác định giảng viên chủ trì đối với ngành dự kiến mở,...

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (gọi tắt là Thông tư 02).

Dự thảo mới gồm 2 nội dung chính:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02

Thứ hai, bãi bỏ một số khoản, thay thế bảng theo phụ lục của Thông tư số 02.

Cụ thể, bãi bỏ quy định tại khoản 10 Điều 2; khoản 5 Điều 5;khoản 5 Điều 6. Thay thế Bảng 2 Phụ lục 2 của Thông tư 02 bằng Bảng 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:

Nội dung sửa đổi, bãi bỏ Dự thảo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT
Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 2 5. Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành dự kiến mở ở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ là ngành có nội dung kiến thức chuyên môn tương đồng với ngành dự kiến mở, đảm bảo cho giảng viên có đủ kiến thức chuyên môn để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở. Ngành phù hợp phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 2a Thông tư này. 5. Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành đào tạo dự kiến mở ở trình độ đại học/thạc sĩ là ngành có cùng tên và cùng 6 chữ số cuối của mã ngành theo Danh mục thống kê ngành đào tạo; trường hợp ngành đó chưa được đào tạo trong nước ở trình độ tiến sĩ hoặc chưa có nhiều người tốt nghiệp thì ngành phù hợp là ngành có nội dung kiến thức chuyên môn gần nhất và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo ở trình độ đại học/thạc sĩ. Riêng đối với ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên (trình độ đại học), ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ là ngành chuyên môn tương ứng với ngành đào tạo giáo viên, hoặc là ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (của ngành chuyên môn tương ứng).
Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 2 6. Chuyên môn phù hợp của giảng viên trình độ tiến sĩ đối với một ngành dự kiến mở ở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ là nội dung kiến thức chuyên môn ở trình độ tiến sĩ tương ứng và phù hợp với các môn học/học phần (chủ trì giảng dạy) thuộc các thành phần trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở, đảm bảo cho giảng viên có đủ kiến thức chuyên môn để chủ trì giảng dạy môn học/học phần tương ứng trong chương trình đào tạo. Chuyên môn phù hợp phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 2a Thông tư này. 6. Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành dự kiến mở ở trình độ tiến sĩ là ngành dự kiến mở; trường hợp ngành dự kiến mở chưa được đào tạo trong nước hoặc chưa có nhiều người tốt nghiệp, ngành phù hợp là ngành có nội dung kiến thức chuyên môn gần nhất và thuộc cùng nhóm ngành với ngành dự kiến mở.
Bổ sung Điều 2a và Điều 2b vào sau Điều 2 Điều 2a. Ngành phù hợp và chuyên môn phù hợp

1. Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành dự kiến mở ở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

a) Ngành có cùng tên và cùng 6 chữ số cuối của mã ngành theo Danh mục thống kê ngành đào tạo, hoặc là ngành thuộc cùng nhóm ngành với ngành dự kiến mở và có nội dung kiến thức chuyên môn trong chương trình đào tạo gần nhất, trùng lặp nhiều nhất với ngành dự kiến mở (đối với ngành có không quá 05 (năm) cơ sở đào tạo trong nước đang đào tạo ở trình độ tiến sĩ hoặc có không quá 30 người đã tốt nghiệp trình độ tiến sĩ do các cơ sở đào tạo trong nước cấp bằng tốt nghiệp);

b) Ngành chuyên môn tương ứng với ngành đào tạo giáo viên hoặc là ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn của ngành chuyên môn tương ứng (đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên);

c) Ngành đã được quy định trong chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

d) Những trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn chuyên môn về mức độ tương đồng nội dung kiến thức ngành và sự phù hợp về chuyên môn đối với ngành đào tạo dự kiến mở. Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, thành phần tham gia hội đồng là giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên gia liên quan trực tiếp đến ngành đào tạo dự kiến mở. Số lượng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn chuyên môn thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chuyên môn phù hợp của giảng viên trình độ tiến sĩ đối với một ngành dự kiến mở ở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

a) Ngành đào tạo ở trình độ tiến sĩ của giảng viên là ngành phù hợp với ngành dự kiến mở được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;

b) Ngành đào tạo ở trình độ tiến sĩ của giảng viên có các nội dung kiến thức chuyên môn tương đồng và phù hợp để giảng dạy các môn học/học phần thuộc thành phần tương ứng trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở;

c) Hoặc là giảng viên đã có kinh nghiệm giảng dạy đại học từ 03 (ba) năm trở lên với các nội dung giảng dạy tương đồng với nội dung các môn học/học phần bắt buộc thuộc các thành phần tương ứng trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở được phân công giảng dạy.

Điều 2b. Xác định giảng viên chủ trì đối với ngành dự kiến mở

1. Giảng viên ngành phù hợp đối với ngành dự kiến mở được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 2, khoản 1 Điều 2a Thông tư này và khoản 3, khoản 4 Điều này.

2. Giảng viên có chuyên môn phù hợp đối với các môn học/học phần thuộc thành phần tương ứng trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 2, khoản 2 Điều 2a Thông tư này và khoản 3 Điều này.

3. Giảng viên ngành phù hợp chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo hoặc chủ trì giảng dạy các môn học/học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hoặc giảng viên có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy các thành phần trong chương trình đào tạo trình độ đại học (áp dụng đối với các cơ sở đào tạo công lập và cơ sở đào tạo tư thục) phải đảm bảo độ tuổi không lớn hơn tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. Đối với giảng viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc tiến sĩ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với tuổi nghỉ hưu của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định (đối với cơ sở đào tạo công lập), hoặc giảng viên tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (đối với cơ sở đào tạo tư thục) thì thời gian kéo dài tối đa để xác định là giảng viên cơ hữu không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.

4. Giảng viên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với ngành Báo chí (trình độ đại học), ngành Báo chí học (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) phải có đủ tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vị trí Tổng Biên tập của cơ quan báo chí theo quy định của Luật báo chí và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.”

Bãi bỏ quy định tại khoản 10 Điều 2
10. Giảng viên có chuyên môn phù hợp để giảng dạy chương trình đào tạo là giảng viên được đào tạo ở trình độ và ngành có kiến thức chuyên môn phù hợp để giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở; đồng thời đã có kinh nghiệm giảng dạy đại học tối thiểu từ 02 năm trở lên đối với các học phần tương ứng trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở hoặc đã có các công trình khoa học liên quan đến nội dung được dự kiến phân công giảng dạy được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
Bổ sung khoản 8 vào sau khoản 7 Điều 3 8. Đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 4 (đối vởi mở ngành trình độ đại học), Điều 5 (đối vởi mở ngành trình độ thạc sĩ), hoặc Điều 6 (đối với mở ngành trình độ tiến sĩ) Thông tư này, đồng thời có cam kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khi mở ngành và trong suốt quá trình tổ chức hoạt động đào tạo sau khi ngành đào tạo đã được mở. Từ năm 2025 phải đáp ứng cả các điều kiện của chuẩn cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khi mở ngành và trong suốt quá trình tổ chức hoạt động đào tạo sau khi ngành đào tạo đã được mở. Điều 3. Điều kiện chung Thông tư 02 hiện hành gồm 7 khoản.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 1. Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo đại học hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên và phải là giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy trọn vẹn ít nhất một môn học/học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. 1. Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 4. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng viên (giảng viên toàn thời gian) đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và đảm bảo có tối thiểu 03 tiến sĩ là giảng viên toàn thời gian với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật.” 4. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng viên đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và có tối thiểu 03 tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 1. Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác) và phải là giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy trọn vẹn ít nhất một môn học/học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. 1. Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 4. Đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp (nếu ngành đào tạo ở trình độ đại học chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo), hoặc cơ sở đào tạo đảm bảo có số lượng giảng viên nhiều hơn gấp 02 (hai) lần so với điều kiện tương ứng về giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều này (Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành đào tạo trong trường hợp cơ sở đào tạo chưa đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trình độ đại học). 4. Đã đào tạo và cấp bằng trình độ đại học ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở trình độ đại học chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
Bãi bỏ quy định tại khoản 5 Điều 5
5. Cơ sở đào tạo không đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này phải thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại Thông tư này và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp thạc sĩ của cơ sở đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp này.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 1. Có ít nhất 01 giáo sư hoặc 02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 01 giáo sư hoặc 01 phó giáo sư và 02 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác) và phải là giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy trọn vẹn ít nhất một môn học/học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. 1. Có ít nhất 01 giáo sư hoặc 02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 01 giáo sư hoặc 01 phó giáo sư và 02 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 4. Đã đào tạo và cấp bằng trình độ thạc sĩ ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp (nếu ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo), hoặc đảm bảo có số lượng giảng viên nhiều hơn gấp 02 (hai) lần so với điều kiện tương ứng về giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều này (Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành đào tạo trong trường hợp cơ sở đào tạo chưa đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ. 4. Đã đào tạo và cấp bằng trình độ thạc sĩ ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
Bãi bỏ quy định tại khoản 5 Điều 6
5. Cơ sở đào tạo không đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này phải thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại Thông tư này và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp tiến sĩ của cơ sở đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp này.
Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 4 Điều 8 c) Trường hợp tiến sĩ ngành phù hợp với ngành dự kiến mở áp dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2a Thông tư này, cơ sở đào tạo báo cáo và đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về dự kiến giảng viên là tiến sĩ ngành phù hợp đối với ngành dự kiến mở. Ý kiến chấp thuận (bằng văn bản) của Bộ Giáo dục và Đào tạo là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng và thẩm định đề án mở ngành đào tạo về điều kiện giảng viên là tiến sĩ ngành phù hợp chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình hoặc chủ trì giảng dạy đối với các môn học/học phần trong chương trình đào tạo (đối với mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) của ngành dự kiến mở. Khoản 4, Điều 8 (về điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học để mở ngành đào tạo) gồm 2 điểm a và b.
Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 8 Điều 8 d) Danh sách đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều này, gồm các thông tin theo mẫu báo cáo quy định tại Mục 1 (về giảng viên) và Mục 2 (về kết quả nghiên cứu khoa học) Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, bản sao chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo Việt Nam cấp hoặc văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp và giấy công nhận văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, đối với trường hợp tiến sĩ ngành phù hợp là ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 2a Thông tư này, cần có văn bản chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng viên là tiến sĩ ngành phù hợp chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở. d) Danh sách đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều này, gồm các thông tin theo mẫu báo cáo quy định tại Mục 1 (về giảng viên) và Mục 2 (về kết quả nghiên cứu khoa học) Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, bản sao chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo Việt Nam cấp hoặc văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp và giấy công nhận văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Điều 12. Đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo

1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh đối với ngành đào tạo đã được mở khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp sau:

a) Tự chủ mở ngành khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này (bao gồm cả các điều kiện phải cam kết trong đề án mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này) và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành, nhưng chưa đủ điều kiện để được tự chủ mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

b) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ hoạt động tuyển sinh.

2. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đã được mở khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp sau:

a) Gian lận để được mở ngành đào tạo;

b) Tự chủ mở ngành khi chưa đủ một trong các điều kiện được mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này (bao gồm cả các điều kiện phải cam kết trong đề án mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này) và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành;

c) Tổ chức tuyển sinh và đào tạo sau khi ngành đào tạo đã được mở, nhưng cơ sở đào tạo không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng với từng trình độ đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành;

d) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động tuyển sinh;

đ) Vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo hoặc vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ đình chỉ hoạt động đào tạo;

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động tuyển sinh đối với ngành đã được mở của cơ sở đào tạo bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận có vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đã được mở của cơ sở đào tạo bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận có vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều này, thời gian đình chỉ từ 06 tháng đến 12 tháng. Quyết định đình chỉ phải xác định rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh hoặc bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đã được mở theo quy định tại khoản 3 Điều này phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở đào tạo.

5. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh được khắc phục và cơ sở đào tạo bảo đảm đầy đủ các điều kiện để được mở ngành đào tạo theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép cơ sở đào tạo được tuyển sinh trở lại.

6. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động đào tạo được khắc phục và cơ sở đào tạo bảo đảm đầy đủ các điều kiện để được mở ngành đào tạo theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo trở lại. Trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo trở lại, nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và tổ chức đào tạo ngành này, cơ sở đào tạo phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để được mở ngành và thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

7. Đối với ngành đào tạo đã được mở nhưng trong thời gian 03 năm liên tiếp (đối với đào tạo trình độ đại học) và 05 năm liên tiếp (đối với đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ) cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển sinh hoặc không tuyển sinh được thì quyết định mở ngành đối với ngành này của cơ sở đào tạo hết hiệu lực. Nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và tổ chức đào tạo ngành này, cơ sở đào tạo phải thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.”
Điều 12. Đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đối với ngành đã được mở khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp sau:

a) Tự chủ mở ngành khi chưa đủ điều kiện để được tự chủ mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

b) Tự chủ mở ngành khi chưa đủ một trong các điều kiện được mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật (bao gồm cả các điều kiện phải cam kết trong đề án mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này).

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đối với cơ sở đào tạo bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận có vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó xác định rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở đào tạo và không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của cơ sở đào tạo.

4. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động ngành đào tạo, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động ngành đào tạo được khắc phục và cơ sở đào tạo bảo đảm đầy đủ các điều kiện để được mở ngành đào tạo theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động ngành đào tạo trở lại. Trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động ngành đào tạo mà chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động ngành đào tạo trở lại, nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và tổ chức đào tạo ngành này, cơ sở đào tạo phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để được mở ngành và thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.5. Đối với ngành đào tạo đã được mở nhưng trong thời gian 03 năm liên tiếp (đối với đào tạo trình độ đại học) và 05 năm liên tiếp (đối với đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ) cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển sinh hoặc không tuyển sinh được thì quyết định mở ngành đối với ngành này của cơ sở đào tạo hết hiệu lực. Nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và tổ chức đào tạo ngành này, cơ sở đào tạo phải thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Sửa đổi, bổ sung Điều 15

3. Đối với những ngành đào tạo đã được mở từ trước trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, trong thời gian 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ sở đào tạo phải rà soát, bổ sung các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định tại Thông tư này (trừ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 2b Thông tư này).”

Độc giả xem toàn bộ dự thảo TẠI ĐÂY.

Minh Chi