Nâng cao vị thế, năng lực đào tạo của nhà trường cũng là cách để “hút” các giảng viên đi học nước ngoài trở về, cống hiến.
Khởi kiện hay cắt hợp đồng chỉ mang tính răn đe
Nhiều giảng viên được cử đi học sẵn sàng phá vỡ cam kết để ở lại làm việc cho các công ty nước ngoài với mức lương cao, môi trường làm việc hiện đại…
Trước thực trạng này, các Trường Đại học phải làm sao để “kéo” giảng viên đi học trở về?
PGS.TS Ngô Văn Dưỡng, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà trường phải tạo ra một môi trường làm việc thông thoáng và hiện đại, đủ cho “nhân tài” phát triển hết tài năng. Ảnh: An Nguyên |
Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Ngô Văn Dưỡng, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà trường phải tạo ra một môi trường làm việc thông thoáng và hiện đại, đủ cho “nhân tài” phát triển hết tài năng của mình.
Biện pháp ngăn giảng viên đi học nước ngoài phá vỡ cam kết(GDVN) - Nếu như trước đây, học viên đi học nước ngoài gần như “mất liên lạc” trong 3-4 năm học thì nay phải có báo cáo kết quả học tập 6 tháng/lần. |
Nâng cao vị thế, năng lực đào tạo của nhà trường cũng là cách để “hút” các giảng viên đi học nước ngoài trở về, cống hiến.
“Hiện nay, Đại học Đà Nẵng đang có hơn 300 giảng viên đang đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài. Gần như số giảng viên này sẽ trở về phục vụ cho trường”.
Để khẳng định điều này, thầy Dưỡng phân tích thêm, bởi chính sách đãi ngộ của Trường đối với giảng viên rất tốt nên họ sẽ về.
Môi trường làm việc tại Đại học Đà Nẵng liên tục được cải thiện với cơ chế mở cửa, thông thoáng và hiện đại, đủ cho “nhân tài” phát triển hết tài năng của mình.
Thầy Dưỡng nói, điển hình như trường Đại học kinh tế vừa mở một số chương trình chất lượng cao, nhiều môn học dạy bằng tiếng Anh, phòng học được trang bị thiết bị hiện đại.
Các lớp này được thu học phí cao nên tiền trả giờ giảng cho giáo viên cao cũng là cơ sở để thu hút được nhiều người giỏi về.
So với các đơn vị hành chính công thì thu nhập của giảng viên của Đại học Đà Nẵng cao hơn.
Trong chính sách thu hút nhân tài thì vấn đề thu nhập cũng cần thiết, nhưng môi trường làm việc mới là quan trọng.
Phải tạo điều kiện cho họ phát triển hết khả năng của mình chứ không phải kìm kẹp, gò bó trong những quy định hành chính cứng nhắc.
Thầy Dưỡng chia sẻ thêm: “Cái chính là anh phải nâng thương hiệu của mình lên, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thương hiệu uy tín tầm cỡ khu vực, quốc tế.
Để làm sao họ chọn con đường trở về giảng dạy là đúng đắn và là niềm tự hào của họ. Còn những giải pháp cưỡng bức như khởi kiện hay cắt hợp đồng cũng chỉ mang tính răn đe chứ không hiệu quả”.
Nâng cao vị thế nhà trường
PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết, hiện nhà trường có hơn 40 giảng viên được cử đi học nước ngoài.
Trong đó, chỉ một vài trường hợp là tự ý phá vỡ cam kết, không trở về làm việc theo quy định.
Giảng viên đi du học nước ngoài rồi... một đi chẳng hẹn ngày về!(GDVN) - Giảng viên nhận tiền tỷ đi học rồi tự phá vỡ cam kết ban đầu để định cư ở nước ngoài hoặc chuyển sang đơn vị khác khiến nhiều Trường đại học "đau đầu" xử lý. |
Đồng quan điểm với thầy Dưỡng, thầy Trang cho rằng, nhà trường phải nâng cao cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và thể hiện tài năng của giảng viên.
“Phải tạo điều kiện để họ có thể phát huy hết tài năng của mình. Đưa những kiến thức đã học được ở nước ngoài về truyền đạt lại cho sinh viên” thầy Trang chia sẻ.
Cũng theo thầy Trang thì Trường cũng kêu gọi tinh thần yêu nước, yêu trường của các giảng viên để học xong quay về phục vụ.
“Tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại, xứng tầm với các nước trong khu vực thì các giảng viên sẽ trở về quê hương làm việc, cống hiến.
Khi họ trở về làm việc tại trường thì chính bản thân họ cũng được nâng cao vị thế” thầy Trang nói.
Góp ý về chính sách “tuyển mộ” nhân tài cho nhà trường, thầy Trang cho rằng, nếu Trường nào cần giảng viên thì thực hiện việc tuyển dụng trực tiếp với các thủ tục đơn giản.
Sau đó, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với chuyên môn để cho họ có “đất dụng võ”. “Địa phương cũng nên có chính sách hỗ trợ các Trường đại học thu hút giảng viên chất lượng cao như: bố trí nhà ở, hay hỗ trợ kinh phí cho việc đi lại…” thầy Trang cho hay.
Đánh giá giữa chính sách đào tạo và thu hút người tài, thầy Trang nói, sau một thời gian cử cán bộ đi học thì nhà trường cũng đã sắp xếp được đội ngũ giảng viên để giảng dạy.
“Hiện Trường chỉ tuyển chọn người để bổ sung cho một số ngành học đang thiếu. Một số ngành thì cử đi học thì có lợi hơn là thu hút. Nhưng đi học thì phải bảo đảm cam kết trở về phục vụ nhà trường”.