Cơ hội vào đại học cho thí sinh làm bài thi trung học phổ thông không tốt

29/06/2024 08:00
Phượng Nguyễn
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Nhằm giúp thí sinh mở rộng cơ hội vào đại học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành dành 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông.

Vừa qua, hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên trong số đó không phải ai cũng may mắn làm được bài, một số vì vài lý do khách quan như tâm lý sức khỏe đã không có được kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng này. Vậy, bạn cần làm gì tiếp theo để giấc mơ vào đại học không vụt qua tầm tay?

hình 1 (1).jpg
NTTU không ngừng đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập.

Chủ động tìm kiếm cơ hội vào đại học với phương thức xét học bạ

Nếu trước đây không làm được bài thì đồng nghĩa với việc cánh cổng đại học đã đóng lại. Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều phương thức xét tuyển thì cơ hội vào đại học vẫn còn rộng mở, một trong phương thức dễ trúng tuyển nhất đó chính là xét tuyển học bạ.

Là phương thức dựa trên kết quả điểm của 3 năm học, hình thức xét tuyển linh hoạt là giải pháp giúp các thí sinh tăng thêm cơ hội vào đại học nếu như trong quá trình thi không đạt thành tích như mong muốn. Ưu thế của phương thức này chính là thí sinh vẫn có cơ hội chọn học ngành yêu thích với mức điểm xét tuyển phù hợp và thủ tục hồ sơ đơn giản. Những học sinh có lực học ổn định và hạnh kiểm tốt, cơ hội đỗ đại học rộng mở hơn với hình thức xét tuyển học bạ.

Nhằm giúp thí sinh mở rộng cơ hội vào đại học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành dành 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông.

Hình 2.JPG
Tại NTTU, sinh viên có cơ hội học từ trải nghiệm thực tế với mạng lưới doanh nghiệp rộng khắp.

Khi tham gia xét tuyển học bạ trung học phổ thông thí sinh có thể chọn 1 trong 3 tiêu chí để xét tuyển gồm: Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên; hoặc điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên; hoặc tổng Điểm trung bình cả năm lớp 10, 11 và Điểm trung bình Học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng với nhóm ngành thuộc khối Sức khỏe và Giáo dục Mầm non, điều kiện xét tuyển học bạ áp dụng theo quy định chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giá trị tương đương như các phương thức xét tuyển khác

Xét tuyển học bạ hoàn toàn bình đẳng với các phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Do đó, dù xét tuyển và trúng tuyển theo phương thức nào, thí sinh vẫn được công nhận trúng tuyển đại học chính quy, học cùng chương trình đào tạo và hệ thống tiện nghi học tập, cùng tham gia trải nghiệm nghề nghiệp và thực tế doanh nghiệp thường xuyên theo định hướng đào tạo ứng dụng thực tiễn của NTTU.

Hình 3.jpg
Xét tuyển bằng học bạ vào Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được nhiều thí sinh chọn lựa.

Vừa qua, một số trường đại học đã công bố kết quả so sánh quá trình học đại học giữa nhóm thí sinh trúng tuyển bằng học bạ và điểm thi tốt nghiệp. Theo đó, nhóm trúng tuyển bằng học bạ có kết quả học tương đương với những em đỗ bằng điểm thi.

Vì thế, nhiều trường đánh giá tuyển sinh bằng học bạ vẫn có độ tin cậy nhất định và tiếp tục dành chỉ tiêu cho phương thức này.

Cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp với năng lực

Theo quy chế tuyển sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra thí sinh buộc phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên, trong đó, nguyện vọng 1 là lựa chọn đứng đầu. Với những trường và ngành học tiếp theo trong danh sách, mức độ ưu tiên sẽ giảm dần.

Thay vì ôm đồm hàng chục trường và ngành học khác nhau, hãy cân nhắc kỹ điểm số của mình để chọn lọc, sắp xếp các nguyện vọng để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành nghề mà thí sinh yêu thích nhất.

Hình 4 (1).jpg
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành áp dụng phương thức xét tuyển học bạ cho 54 ngành đào tạo đại học chính quy.

Theo Thạc sĩ Bùi Quang Trung, Trưởng phòng Truyền thông Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thì thí sinh sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển ở một lựa chọn có mức ưu tiên cao nhất có thể.

Ví dụ, nếu thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 các nguyện vọng 2, 3, 4… lập tức không còn giá trị. Vậy nên chúng ta cần đặt trường và ngành học mà bản thân kỳ vọng nhất ở vị trí đầu tiên.

Ngoài trúng tuyển đúng nguyện vọng, thí sinh nên cố gắng hoàn thành quá trình xét tuyển ngay trong đợt thứ nhất, bởi có một số trường, một số ngành mà các thí sinh mong muốn xét tuyển có thể không tổ chức đợt xét tuyển bổ sung; Chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung thấp hoặc điểm chuẩn của đợt bổ sung thường cao hơn nhiều so với đợt đầu tiên.

Do đó, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra nguyện vọng 1 chính xác, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân”.

Phượng Nguyễn