Kết luận bài viết Phải chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản lý được nên dừng 2 cuộc thi trên mạng? đăng trên BigSchool ngày 19/10/2017, Tiến sĩ Lê Thống Nhất viết đầy cảm khái:
"Việc dừng 2 cuộc thi (ViOlympic và IOE) cũng cảnh báo với những ai muốn sáng tạo gì đó cho giáo dục.
Bạn hãy thận trọng khi trao sản phẩm của bạn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, bởi bạn có thể từ người có công trở thành kẻ có tội và đau xót hơn khi sản phẩm của bạn phải từ giã cõi đời.
Trong khi đó, sáng tạo của chính Bộ Giáo dục và Đào tạo về sản phẩm trên Internet sự thật ra sao? Chúng tôi sẽ bàn vào một bài khác.
Hy vọng được đối thoại minh bạch với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc này!" [1]
“Sáng tạo gì đó cho giáo dục” hay công cụ kiếm tiền độc quyền cho cá nhân, doanh nghiệp trên lưng học sinh?
Chúng tôi xin không bàn về nội dung, thể lệ của 2 cuộc thi trên mạng này, một phần là vì nó thuộc chuyên môn hẹp của các nhà giáo dục và công nghệ;
Một phần khác là vì đã có khá nhiều thày cô giáo, cha mẹ học sinh đã lên tiếng phản ánh về nội dung của các cuộc thi trên mạng nói chung, ViOlympic và IOE nói riêng, khen có và chê cũng có.
Ngày 21/10/2008, Cuộc thi Giải toán qua mạng – Violympic chính thức ra đời sau lễ ký kết văn bản hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Tập đoàn FPT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và ông Trương Gia Bình đại diện. Ảnh: ViOlympic.vn. |
Nhưng cách thức và mục đích tổ chức các cuộc thi này đang tồn tại nhiều bất cập và hệ lụy, bởi cách Bộ Giáo dục và Đào tạo đỡ đầu một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, dịch vụ giáo dục độc quyền trong nhà trường bằng chính hệ thống tổ chức quản lý ngành dọc.
Điều này chúng tôi đã phân tích khá kỹ ở bài viết trước:
"Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ có "khẩu dụ“ dừng thi Toán, tiếng Anh qua mạng?" và "Thầy Lê Thống Nhất "đẻ", Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển "nuôi" ViOlympic, IOE ra sao?"
Dưới thời Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, các cuộc thi trên mạng được đưa ồ ạt vào trường học. Vô hình trung, các học sinh thân yêu đã trở thành miếng mồi béo bở cho một số tổ chức, cá nhân kiềm lời.
Việc "bao sân" cho một số doanh nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh mất sự công bằng trong cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục;
Đặc biệt là quyền lựa chọn hay từ chối các dịch vụ "ngoài chương trình" này của học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh bị hạn chế.
Bài viết này xin đi sâu tìm hiểu xem các nhà tổ chức 2 cuộc thi này được lợi lộc gì từ ViOlympic và IOE, có đúng là 2 cuộc thi này thuần túy “vì học sinh thân yêu” hay chủ yếu là vì túi tiền của nhà tổ chức?
Nguồn thu thứ nhất đến từ tiền bán máy tính phục vụ cuộc thi ViOlympic
Theo FPT Elead, các máy tính nhãn hiệu ViOlympic được thiết kế riêng cho học sinh và giáo viên.
Chính thức dừng các cuộc thi giải Toán, tiếng Anh qua mạng |
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (Bkis) cho hay:
Chiều 16/7/2009, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Quốc gia (ViOlympic) đã họp dưới sự chủ trì chủa Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.
Phần Kế hoạch cuộc thi năm học 2009 – 2010, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức đã gợi ý:
Nguồn thu từ tiền bán sách luyện thi ViOlympic và IOE
Cũng trong buổi họp tổng kết cuộc thi ViOlympic năm học 2008-2009 mà Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức cho biết:
Sách Tự luyên ViOlympic lớp 6 của tác giả Nguyễn Hải Châu, Lê Thống Nhất, Đặng Văn Quản. Ảnh: Classbook.vn. |
Một số cuốn Tự luyện Violympic khác do Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng với ông Nguyễn Hải Châu - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học và một người nữa biên soạn.
Điều này khiến người viết nhớ đến việc, mới năm ngoái đây thôi, cán bộ Cục Khảo thí Bộ Giáo dục và Đào tạo viết sách tham khảo luyện thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia, Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gửi công văn xuống các sở giáo dục và đào tạo tổ chức bán các đầu sách này theo ngành dọc, khép kín. [6]
Thứ trưởng Bùi Văn Ga sau đó đã phải lên tiếng, ông cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ Bộ sẽ tổ chức thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).
Nhưng cho đến nay, vụ việc gần như chìm nghỉm giữa thinh không!
Trong bài viết trên BigSchool hôm 19/10, Tiến sĩ Lê Thống Nhất có trao đổi lại với Phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành rằng:
"Cần nói rõ về việc xây dựng Ngân hàng nội dung của cuộc thi IOE là do các chuyên viên chỉ đạo bộ môn Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và kiểm duyệt tất cả mọi câu hỏi."
Thầy Nhất, thầy Định, thầy Châu đều tham gia viết sách tự luyện ViOlympic rồi, liệu các chuyên viên này có tham gia viết sách tự luyện Olympic tiếng Anh để bán cho học sinh hay không?
VNEN và biểu hiện tham nhũng chính sách giáo dục |
Trong khi đó nội dung sách VNEN chép lại sách giáo khoa hiện hành, được khẳng định bằng chính công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ khi Bộ nhập khẩu mô hình này về Việt Nam.
Đắt gấp 3 lần sách giáo khoa, phụ huynh vẫn phải cắn răng mua sách VNEN cho con, thậm chí phải mua cả 2 bộ VNEN và sách giáo khoa hiện hành, để "sáng học VNEN, chiều học truyền thống".
Do không có số liệu về số lượng các cuốn sách "tự luyện ViOlympic" mà các nhà tổ chức phát hành bán cho học sinh, giáo viên, nên không thể biết được kênh này mang lại lợi nhuận bao nhiêu.
Tuy nhiên ngày 30/8/2016 trang violympic.vn đã phải ra cảnh báo tình trạng sách "Tự luyện ViOlympic" bị làm nhái:
Cụ thể, bộ sách "Luyện thi Giải toán qua Internet" của Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản và phát hành, có nội dung giống đến 90% bộ sách “Tự luyện Violympic- phiên bản 2.0”. [7]
Với số lượng học sinh tham gia lên đến hàng triệu em, có lẽ số tiền bán sách các tác giả là nhà quản lý dự án, quan chức các vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thu được cũng không hề nhỏ.
Nguồn thứ 3 là tổ chức ôn thi ViOlympic, IOE thu tiền
Trên trang chủ của cuộc thi giải Toán qua mạng Internet (violympic.vn), ban tổ chức khá kín đáo khi không có thông tin nào hướng dẫn nạp thẻ, bởi đây là "phòng thi online".
Nhưng đã là cuộc thi và muốn có giải, thường đều phải luyện.
Hướng dẫn nạp tiền thi thử bằng thẻ cào trên ioe.go.vn, website chính thức của cuộc thi olympic tiếng Anh qua internet. Ảnh chụp màn hình. |
Với hệ thống và cách làm chuyên nghiệp của FPT về công nghệ, chúng tôi không thể biết hoạt động giao dịch và thanh toán bằng Vinchip diễn ra như thế nào;
Và doanh nghiệp này đã thu được bao nhiêu tiền từ việc tổ chức ôn thi ViOlympich và các hoạt động ôn luyện khác cho học sinh.
Nhưng con số tài khoản ViOlympich lên tới 25.754.466 có lẽ là mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Mỗi tài khoản chỉ cần bỏ 10 ngàn ôn thi hay cho 1 lần "yêu cầu" trợ giúp, thì số tiền thu về đã không hề nhỏ. Để thi đạt giải, và lại là giải cấp tỉnh hay toàn quốc, có lẽ số tiền cha mẹ học sinh phải bỏ ra cho con em mình không hề nhỏ.
Quan trọng hơn, số tiền thu được từ hoạt động ôn thi kiểu này hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp, hay còn được dùng để "lại quả", "hoa hồng" cho các cán bộ quản lý giáo dục từ bộ xuống sở, phòng và nhà trường để đảm bảo "nguồn cung" học sinh dự thi, không ai biết được.
Đây có lẽ mới là bản chất và động lực của các cuộc thi trên mạng bị nhét ồ ạt vào trường học như hiện nay, bởi suy cho cùng doanh nghiệp đang kinh doanh chứ không phải làm từ thiện.
Số lượng học sinh dự thi online toàn quốc IOE cũng được ban tổ chức cập nhật công khai, quý bạn đọc nào quan tâm tới con số và tính số tiền nhà tổ chức thu được, xin mời truy cập. [10]
Nhưng chắc chắn, chỉ có các bậc cha mẹ và thày cô giáo được phân công luyện ViOlympic và IOE không công, mới biết rõ con mình, học sinh của mình mất bao nhiêu tiền cho 2 cuộc thi này, để có được một giải nào đó.
Và cũng chỉ có người trong cuộc mới biết, họ kiếm được bao nhiêu tiền từ học sinh, và ăn chia thế nào.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://bigschool.vn/phai-chang-bo-gd-dt-khong-quan-ly-duoc-nen-dung-2-cuoc-thi-tren-mang
[2]http://violympic.vn/Page_New_Detail.aspx?ID=338
[3]http://violympic.vn/Page_New_Detail.aspx?ID=319
[4]http://fpt.edu.vn/tin-tuc/2709/violympic-hanh-trinh-7-nam-phat-trien
[5]http://tuoitre.vn/vua-chi-dao-on-thi-vua-lam-sach-372626.htm
http://nhandan.com.vn/giaoduc/dien-dan/item/31356602-cong-bo-diem-thi-thpt-quoc-gia-nam-2017.html
https://www.tienphong.vn/giao-duc/can-bo-cuc-khao-thi-viet-sach-nxb-ban-khap-truong-1078825.tpo
[7]http://violympic.vn/Page_New_Detail.aspx?ID=1438
[9]http://chungta.vn/tin-tuc/cong-nghe/nap-tien-thi-thu-violympic-53406.html
[10]http://ioe.go.vn/NationalStatistics.aspx