Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở Bảo Thắng (Lào Cai)

05/12/2020 06:29
Bùi Phúc
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Kết quả chung cuộc, 38 dự án đã đoạt giải cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở huyện Bảo Thắng (Lào Cai) năm học 2020-2021.

Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 – 2021.

Tham dự cuộc thi lần này có 21 trường học với 64 dự án đăng ký thuộc các lĩnh vực: Hóa – Sinh, Vật lý, Khoa học xã hội và hành vi, Hệ thống nhúng, Hóa học, Kỹ thuật cơ khí, Môi trường, Năng lượng vật lý, Kỹ thuật cơ khí tự động hóa, Vật lý và thiên văn, Robot và máy thông minh.

Theo ban giám khảo, các dự án tham dự lần này đã được các trường chú trọng, đầu tư về ý tưởng, nội dung, hình thức nghiên cứu và tính ứng dụng của các dự án cũng đã được tăng lên, tại cuộc thi, nhiều thí sinh đã bộc lộ rõ những kỹ năng trình bày, báo cáo khoa học, tự tin khi giới thiệu đề tài và trả lời chất vấn của Ban giám khảo.

Cuộc thi được tổ chức đã tạo cho các em học sinh có một sân chơi sáng tạo, bổ ích có sức thu hút đối với các em học sinh trung học cơ sở cũng như sự quan tâm đầu tư của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường.

Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 – 2021. (Ảnh: Bùi Phúc)

Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 – 2021. (Ảnh: Bùi Phúc)

Trước đó, Ban tổ chức đã tập huấn về trí tuệ nhân tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học qua hình thức trực tuyến với sự tham gia của giảng viên: Tiến sĩ Lê Chí Ngọc - Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Buổi tập huấn đã tạo được tính hiệu quả, tạo động lực cho giáo dục Bảo Thắng ngày một phát triển.

Với tinh thần làm việc công tâm, khách quan, Ban giám khảo chấm thi đánh giá cao chất lượng các dự án.

Đa số các giáo viên hướng dẫn nghiêm túc, nhiều học sinh đam mê khoa học, có tính sáng tạo, có sự đầu tư cả về trí tuệ và kinh phí.

Nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh. (Ảnh: Bùi Phúc)

Nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh. (Ảnh: Bùi Phúc)

Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dự thi có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp; thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của một công trình khoa học.

Đặc biệt, nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh.

Phần lớn các em học sinh đã thể hiện sự am hiểu về khoa học tới chủ đề cần quan tâm, có khả năng giải quyết được một vấn đề trong tầm kiến thức đã học ở trường. Tích cực tìm tòi nghiên cứu, có sự “say mê” với khoa học.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia. (Ảnh: Bùi Phúc)

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia. (Ảnh: Bùi Phúc)

Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học thường xuyên được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng phát động, trở thành phong trào sâu rộng trong các cơ sở giáo dục.

Thông qua cuộc thi, nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để các em học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình với công chúng; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các trường.

Bên cạnh đó, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, thúc đẩy giáo viên tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.

Bùi Phúc