Nhìn vào cái dáng người đậm chất vất vả của anh cứ chạy hết giường này sang giường khác để dỗ dành cho hai đứa con mà tôi cảm nhận rõ sự vụng về của anh. Anh chỉ làm được những công việc nặng nhọc, còn những việc làm này đối với anh thì thật là khó, hỏi ra mới biết vợ anh nay phải lên viện khám bệnh, anh ở nhà trông nom hai đứa trẻ.
Anh Phạm Xuân Cự (SN 1976) ở xóm 10, thôn Hoành Mỹ, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, Thái Bình lấy chị Phạm Thị Hòa (SN1977) người cùng làng. Anh Cự, chị Hòa sinh được 3 người con. Cháu Phạm Văn Công (SN 1995) là người con trai đầu nhưng bị thiểu năng trí tuệ, hết cấp 2 cháu nghỉ học, đi làm ăn xa. Hai cháu còn lại là Phạm Thu Thảo (SN 2000) và cháu Phạm Thị May (SN 2005) không may khi cả hai sinh ra đều bị dị tật bẩm sinh.
Cháu Thảo và cháu May, từ khi chào đời đến nay đều nằm liệt giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều do vợ chồng anh chị chăm sóc. Công việc chính của anh Cự là làm cửu vạn trên Hà Nội, còn chị Thảo ở nhà đi cấy thầu thuê cho mọi người.
Con cái bị bệnh, vợ chồng anh cũng đã đưa hai cháu đi rất nhiều nơi để chữa trị, nhưng bệnh không khỏi. Từ bệnh viện nhi Thái Bình lên đến cả bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, tất cả anh chị đều nhận được cái lắc đầu ra về của bác sĩ. Bao nhiêu đồ đạc, tiền của, ruộng nương trong nhà đều đội nón ra đi.
Trong nhà đến hai người mang bệnh đã đủ khổ rồi, giờ đây chị Hòa vợ anh lại bị căn bệnh u xơ tuyến vú, đau đây thần kinh, thêm bệnh sỏi thận. Khiến cho “gánh nặng ngàn cân” lại tiếp tục giáng lên vai người đàn ông này.
Anh Cự tâm sự: “Có trách thì trách mình số khổ. Năm trước thấy vợ kêu mệt, tôi đưa vợ đi khám thì bác sĩ cho biết, vợ tôi đã bị u xơ tuyến vú. Nghe xong hai vợ chồng như chết lặng đi may sao là căn bệnh này không ác tính. Để chữa bệnh cần phải phẫu thuật, nhưng nhà nghèo không có tiền cho ca mổ nên tôi đành để vợ dùng thuốc mà chữa trị dần vậy”.
Tai ương giáng lên phận nghèo
Hàng tháng chị Hoà vẫn lên viện thăm khám đều đặn, anh Cự thì làm được đồng nào đều tích cóp gửi về cho chị để chữa bệnh, nuôi con.
Tháng trước, bạn anh Cự sắm được chiếc máy cày, gọi anh về cùng làm ăn. Tưởng gần vợ con lại kiếm thêm được đồng thu nhập. Dự tính qua anh cũng cảm thấy mừng lòng. Nhưng, suy nghĩ đó của anh chưa được bao lâu thì tai ương đã ập tới. Anh bị ngã giáo trong lúc lao động, may sao là chỉ xây sát qua loa.
Vợ ốm yếu, anh thì bị trẹo tay phải băng bó, mùa màng đến mà không làm được gì, anh chỉ quanh quẩn trong nhà, mỗi khi nhìn đến vợ con là nước mắt rơi. Ngồi nói chuyện với anh được một lúc, hai đứa con của anh nằm giường lại quấy gào. Vẻ mặt xót xa của anh khi thấy con vật vã kêu la mà không dỗ dành được hiện rõ lên sự u buồn, tủi cực tự trách bản thân mình.
“Ngày nào cũng vậy đấy chú, các cháu cứ khóc luôn thôi. Nhiều đêm hai vợ chồng trông cháu đến gần sáng mới chợp mắt được” - Anh Cự buồn bã nói.
Nhìn người bố dỗ dành cho hai đứa con “dị tật” tôi càng cảm nhận rõ được lòng thương con vô hạn của anh. Phải chi ông trời đừng bắt những con người hiền lành chân đất củ khoai như anh phải chịu cảnh này. Một con người đảm đang và giàu nghị lực biết vươn lên số phận như anh, giá như con cái anh không chịu cảnh dị tật, vợ anh không còn đau yếu nữa, thì tôi tin chắc một điều rằng con đường của anh đang đi sẽ rất thuận lợi chứ không gập ghềnh, chông gai nhiều như thế này.
Anh Phạm Xuân Cự (SN 1976) ở xóm 10, thôn Hoành Mỹ, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, Thái Bình lấy chị Phạm Thị Hòa (SN1977) người cùng làng. Anh Cự, chị Hòa sinh được 3 người con. Cháu Phạm Văn Công (SN 1995) là người con trai đầu nhưng bị thiểu năng trí tuệ, hết cấp 2 cháu nghỉ học, đi làm ăn xa. Hai cháu còn lại là Phạm Thu Thảo (SN 2000) và cháu Phạm Thị May (SN 2005) không may khi cả hai sinh ra đều bị dị tật bẩm sinh.
Ngày qua ngày, anh Cự chỉ còn biết nhìn con đau đớn, kêu la mà bất lực |
Cháu Thảo và cháu May, từ khi chào đời đến nay đều nằm liệt giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều do vợ chồng anh chị chăm sóc. Công việc chính của anh Cự là làm cửu vạn trên Hà Nội, còn chị Thảo ở nhà đi cấy thầu thuê cho mọi người.
Con cái bị bệnh, vợ chồng anh cũng đã đưa hai cháu đi rất nhiều nơi để chữa trị, nhưng bệnh không khỏi. Từ bệnh viện nhi Thái Bình lên đến cả bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, tất cả anh chị đều nhận được cái lắc đầu ra về của bác sĩ. Bao nhiêu đồ đạc, tiền của, ruộng nương trong nhà đều đội nón ra đi.
Trong nhà đến hai người mang bệnh đã đủ khổ rồi, giờ đây chị Hòa vợ anh lại bị căn bệnh u xơ tuyến vú, đau đây thần kinh, thêm bệnh sỏi thận. Khiến cho “gánh nặng ngàn cân” lại tiếp tục giáng lên vai người đàn ông này.
Anh Cự tâm sự: “Có trách thì trách mình số khổ. Năm trước thấy vợ kêu mệt, tôi đưa vợ đi khám thì bác sĩ cho biết, vợ tôi đã bị u xơ tuyến vú. Nghe xong hai vợ chồng như chết lặng đi may sao là căn bệnh này không ác tính. Để chữa bệnh cần phải phẫu thuật, nhưng nhà nghèo không có tiền cho ca mổ nên tôi đành để vợ dùng thuốc mà chữa trị dần vậy”.
Tai ương giáng lên phận nghèo
Hàng tháng chị Hoà vẫn lên viện thăm khám đều đặn, anh Cự thì làm được đồng nào đều tích cóp gửi về cho chị để chữa bệnh, nuôi con.
Tháng trước, bạn anh Cự sắm được chiếc máy cày, gọi anh về cùng làm ăn. Tưởng gần vợ con lại kiếm thêm được đồng thu nhập. Dự tính qua anh cũng cảm thấy mừng lòng. Nhưng, suy nghĩ đó của anh chưa được bao lâu thì tai ương đã ập tới. Anh bị ngã giáo trong lúc lao động, may sao là chỉ xây sát qua loa.
Vợ ốm yếu, anh thì bị trẹo tay phải băng bó, mùa màng đến mà không làm được gì, anh chỉ quanh quẩn trong nhà, mỗi khi nhìn đến vợ con là nước mắt rơi. Ngồi nói chuyện với anh được một lúc, hai đứa con của anh nằm giường lại quấy gào. Vẻ mặt xót xa của anh khi thấy con vật vã kêu la mà không dỗ dành được hiện rõ lên sự u buồn, tủi cực tự trách bản thân mình.
Mong sao các nhà hảo tâm gần xa biết đến giúp đỡ cho hai cháu, vợ chồng tôi mới có tiền đưa con đi chữa trị |
“Ngày nào cũng vậy đấy chú, các cháu cứ khóc luôn thôi. Nhiều đêm hai vợ chồng trông cháu đến gần sáng mới chợp mắt được” - Anh Cự buồn bã nói.
Nhìn người bố dỗ dành cho hai đứa con “dị tật” tôi càng cảm nhận rõ được lòng thương con vô hạn của anh. Phải chi ông trời đừng bắt những con người hiền lành chân đất củ khoai như anh phải chịu cảnh này. Một con người đảm đang và giàu nghị lực biết vươn lên số phận như anh, giá như con cái anh không chịu cảnh dị tật, vợ anh không còn đau yếu nữa, thì tôi tin chắc một điều rằng con đường của anh đang đi sẽ rất thuận lợi chứ không gập ghềnh, chông gai nhiều như thế này.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Anh Phạm Xuân Cự (SN 1976) ở xóm 10, thôn Hoành Mỹ, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, Thái Bình. SĐT liên lạc gia đình: 03663893057. Mã số 71 2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888 3. Qua Ngân hàng: - Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy. - Swift Code: VBAAVNVX - Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn |
Thanh Tuyển