Gặp chị Hoàng Thị Thắng (SN1970) trú tại thôn Lập Bái, xã Kim Trung, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình dưới cái nắng oi của buổi trưa hè. Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 chật chội, mồ hôi chị vẫn còn nhễ nhại trên hai gò má sạm nắng khi vừa từ đồng về.
Nhấp chén chè tươi chị rót, tôi dần lặng người đi khi nghe chị kể về cuộc đời mình. Chị vất vả từ bé, năm 1988 chị lên tỉnh Lạng Sơn làm ăn rồi quen biết anh Đỗ Bỉm Phong (SN 1986), từ đó hai người nên duyên vợ chồng.
Chung sống không bao lâu thì anh Phong mất do tai nạn giao thông. Lúc đó, đứa con gái chị mới sinh chưa đầy 3 tháng tuổi. Chồng mất, đằng nội không còn ai thân thích. Năm 2011, chị bế con về nhà nương nhờ vào bố mẹ.
Đau đớn từ đây, mỗi ngày cháu Lan lớn, chân tay trở lên èo uột đi, thân thể tong teo, ốm yếu thường xuyên. Trước bệnh tình nguy nan như vậy, chị bế con đi khám, kết luận bác sĩ cho biết cháu bị bệnh “bại não”.
Hung tin khiến chị suy sụp hoàn toàn, nhà nghèo giờ lại thêm con bệnh trọng. Vào mùa màng chị tranh thủ thu vén việc nhà, đi cày thuê cuốc mướn cho người ta. Vất vả công xá chẳng đáng là bao, được năm ba đồng chị lại dốc hết vào tiền thuốc men lo cho bố mẹ, giờ đây lại đến lượt người con gái...
Mong con khỏi bệnh, chị vay nóng số tiền lớn của anh em, lối xóm đưa cháu đi chữa trị. Nhưng vẫn không khá hơn gì, trái lại Lan ngày càng bệnh nặng hơn, bệnh đường ruột của cháu cũng ngày một nặng.
Dựa sát vào thành giường, kéo vạt áo màu nước đất lau những giọt nước mắt chua xót, chị nói: “Khỏe mạnh thì cháu nó phải học được đến lớp 5 rồi chú ạ! Bệnh tật đeo bám thế này chỉ có chiếc xe lăn làm bạn với nó thôi. Trách mình lắm, sinh con ra mà không cho con được cuộc sống bình dị, đời thường…”, chị nhạt nhòa tâm sự.
Trong căn nhà cấp 4 tồi tàn rộng chưa đến 20m2, 4 con người khố khổ đó nhìn nhau thở dài vì bệnh tật. Chị bị thoái hóa cột sống, ông bà ngoại đều mắc bệnh lao phổi, vào nhà mùi thuốc men xộc lên ngột ngạt trong căn nhà. Số tiền trợ cấp hàng tháng cho cháu Lan cùng với mấy sào ruộng cấy để bán thóc đi, từng đó cũng chỉ đủ cầm chừng cho tiền thuốc men.
Tuổi của cháu đáng lẽ ra được vui chơi, học hành đỡ đần mẹ trong các công việc nhỏ thường ngày, nhưng ngược lại điều đó là sự “chống chọi” với những di chứng bệnh đang bào mòn sâu theo từng giai đoạn. Năm trước, nghe tiếng bước chân người lạ đến đôi tai của cháu còn cảm nhận được, thì giờ đã điếc hoàn toàn.
Hỏi về ước muốn của chị lúc này, chị ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi chỉ mong sao có sức khỏe để chăm sóc cho bố mẹ già, đứa con dại. Chứ mấy hôm nay sức khỏe yếu quá rồi không thể đi làm được. Chỉ có vậy, cả nhà mới không đói, cái Lan mới có viên thuốc giảm được những cơn đau dai dẳng…”
Liệu rằng những mong muốn giản đơn ấy sẽ thành hiện thực, hay bệnh tật vẫn cứ ngày đêm bám riết lấy số phận những con người khốn khổ đó?
Hình ảnh chị đẩy xe cho đứa con lúc tiễn chúng tôi ra về mà nước mắt cứ chảy dài khiến lòng chúng tôi khắc khoải không yên. Trong đôi mắt trũng sâu của chị, đâu đó vẫn ánh lên niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.
Nhấp chén chè tươi chị rót, tôi dần lặng người đi khi nghe chị kể về cuộc đời mình. Chị vất vả từ bé, năm 1988 chị lên tỉnh Lạng Sơn làm ăn rồi quen biết anh Đỗ Bỉm Phong (SN 1986), từ đó hai người nên duyên vợ chồng.
Chung sống không bao lâu thì anh Phong mất do tai nạn giao thông. Lúc đó, đứa con gái chị mới sinh chưa đầy 3 tháng tuổi. Chồng mất, đằng nội không còn ai thân thích. Năm 2011, chị bế con về nhà nương nhờ vào bố mẹ.
Nỗi bất hạnh đeo bám lên cuộc đời bé Lan trong suốt 12 năm qua. |
Đau đớn từ đây, mỗi ngày cháu Lan lớn, chân tay trở lên èo uột đi, thân thể tong teo, ốm yếu thường xuyên. Trước bệnh tình nguy nan như vậy, chị bế con đi khám, kết luận bác sĩ cho biết cháu bị bệnh “bại não”.
Hung tin khiến chị suy sụp hoàn toàn, nhà nghèo giờ lại thêm con bệnh trọng. Vào mùa màng chị tranh thủ thu vén việc nhà, đi cày thuê cuốc mướn cho người ta. Vất vả công xá chẳng đáng là bao, được năm ba đồng chị lại dốc hết vào tiền thuốc men lo cho bố mẹ, giờ đây lại đến lượt người con gái...
Mong con khỏi bệnh, chị vay nóng số tiền lớn của anh em, lối xóm đưa cháu đi chữa trị. Nhưng vẫn không khá hơn gì, trái lại Lan ngày càng bệnh nặng hơn, bệnh đường ruột của cháu cũng ngày một nặng.
Dựa sát vào thành giường, kéo vạt áo màu nước đất lau những giọt nước mắt chua xót, chị nói: “Khỏe mạnh thì cháu nó phải học được đến lớp 5 rồi chú ạ! Bệnh tật đeo bám thế này chỉ có chiếc xe lăn làm bạn với nó thôi. Trách mình lắm, sinh con ra mà không cho con được cuộc sống bình dị, đời thường…”, chị nhạt nhòa tâm sự.
Cuộc sống gia đình chị giờ đây đang rất cần những Mạnh Thường Quân chung tay giúp đỡ. |
Trong căn nhà cấp 4 tồi tàn rộng chưa đến 20m2, 4 con người khố khổ đó nhìn nhau thở dài vì bệnh tật. Chị bị thoái hóa cột sống, ông bà ngoại đều mắc bệnh lao phổi, vào nhà mùi thuốc men xộc lên ngột ngạt trong căn nhà. Số tiền trợ cấp hàng tháng cho cháu Lan cùng với mấy sào ruộng cấy để bán thóc đi, từng đó cũng chỉ đủ cầm chừng cho tiền thuốc men.
Tuổi của cháu đáng lẽ ra được vui chơi, học hành đỡ đần mẹ trong các công việc nhỏ thường ngày, nhưng ngược lại điều đó là sự “chống chọi” với những di chứng bệnh đang bào mòn sâu theo từng giai đoạn. Năm trước, nghe tiếng bước chân người lạ đến đôi tai của cháu còn cảm nhận được, thì giờ đã điếc hoàn toàn.
Hỏi về ước muốn của chị lúc này, chị ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi chỉ mong sao có sức khỏe để chăm sóc cho bố mẹ già, đứa con dại. Chứ mấy hôm nay sức khỏe yếu quá rồi không thể đi làm được. Chỉ có vậy, cả nhà mới không đói, cái Lan mới có viên thuốc giảm được những cơn đau dai dẳng…”
Liệu rằng những mong muốn giản đơn ấy sẽ thành hiện thực, hay bệnh tật vẫn cứ ngày đêm bám riết lấy số phận những con người khốn khổ đó?
Hình ảnh chị đẩy xe cho đứa con lúc tiễn chúng tôi ra về mà nước mắt cứ chảy dài khiến lòng chúng tôi khắc khoải không yên. Trong đôi mắt trũng sâu của chị, đâu đó vẫn ánh lên niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Mã số 68 2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888 3. Qua Ngân hàng: - Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu - Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn |
Điểm nóng |
|
Thanh Tuyển