LTS: Gần đây, trên một số diễn đàn xuất hiện hình ảnh nam thanh niên mặc áo ba lỗ đen đạp cả hai chân, ngồi lên đầu "cụ rùa" ở Văn Miếu Quốc Tử Giám khiến hàng nghìn người dân Thủ đô căm phẫn. Quanh câu chuyện này, Báo GDVN nhận được rất nhiều thư chia sẻ của độc giả. Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải lá thư của bạn Huỳnh Anh.
Tôi xin kể câu chuyện vừa thật vừa hài thường gặp trong đời sống để chúng ta cùng suy ngẫm về một thói xấu của không ít người Việt tại những nơi văn minh. Tại một số nơi công cộng, cần đảm bảo môi trường sạch sẽ thì người dân vẫn vô ý vứt rác bừa bãi. Nhiều khi nhà quản lý chống không được, cấm không xong. Khi đó chỉ còn cách "vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Họ sẽ dọn dẹp sạch sẽ, quét vôi lại khu vực công cộng, rồi đặt một bát hương, một đĩa hoa quả ở chân cột điện và dán lên cột một tờ giấy đỏ, viết một chữ "thần" bằng chữ nho, mực tầu. Thế là xong, tuyệt nhiên không còn những hành động thiếu văn hóa như trên nữa.
Tôi xin kể câu chuyện vừa thật vừa hài thường gặp trong đời sống để chúng ta cùng suy ngẫm về một thói xấu của không ít người Việt tại những nơi văn minh. Tại một số nơi công cộng, cần đảm bảo môi trường sạch sẽ thì người dân vẫn vô ý vứt rác bừa bãi. Nhiều khi nhà quản lý chống không được, cấm không xong. Khi đó chỉ còn cách "vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Họ sẽ dọn dẹp sạch sẽ, quét vôi lại khu vực công cộng, rồi đặt một bát hương, một đĩa hoa quả ở chân cột điện và dán lên cột một tờ giấy đỏ, viết một chữ "thần" bằng chữ nho, mực tầu. Thế là xong, tuyệt nhiên không còn những hành động thiếu văn hóa như trên nữa.
Hình ảnh nam thanh niên mặc áo ba lỗ đen đạp cả hai chân, ngồi lên đầu "cụ rùa" ở Văn Miếu Quốc Tử Giám khiến nhiều dân Thủ đô giận dữ. |
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Thế mới biết, người Việt Nam luôn có một niềm tin vào "cái thiêng", đối lập với cái "trần tục" đang hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin đó là nét đặc trưng trong tín ngưỡng, nhưng nhiều khi nó cũng trở thành... "thảm họa".
Thế mới biết, người Việt Nam luôn có một niềm tin vào "cái thiêng", đối lập với cái "trần tục" đang hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin đó là nét đặc trưng trong tín ngưỡng, nhưng nhiều khi nó cũng trở thành... "thảm họa".
Nhân đây lại bàn đến chuyện... sờ đầu rùa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hàng năm. Chẳng biết“tục” sờ đầu rùa lấy may có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, việc làm tưởng như vô hại ấy của du khách lại bị coi là hành động tiếp tay cho việc phá hoại di tích Văn Miếu.
Cứ vào dịp thi đại học, cao đẳng hằng năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) mỗi ngày đón hàng nghìn lượt phụ huynh và sĩ tử đến tìm cách... sờ đầu rùa. Tại đây, người ta dễ dàng thấy được những cảnh hài hước. Một bên là thành kính, thắp hương nhang, xin chữ cầu may, một bên là những tiếng xin xỏ, nài nỉ: “Anh, chị ơi cho em... sờ một cái thôi mà”.
Thầy giáo đánh học sinh ở Thái Nguyên: Mang thân “đi nộp” trung tâm
Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên
Hầu hết các bạn trẻ đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sờ đầu rùa với quyết tâm: “Không sờ được đầu rùa thì nhất định không chịu về” và “không sờ tay vào đầu rùa coi như chưa đến Văn Miếu”.Vì vậy, không thiếu những chuyện dở khóc, dở cười xung quanh câu chuyện... sờ đầu rùa này.
Nếu bạn đã từng đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào những ngày kề cận thi cử, nhất là vào những buổi trưa, buổi chiều muộn, khi lực lượng sinh viên tình nguyện không làm việc thì sẽ thấy rất... đông vui. Bất chấp hàng rào ngăn cách được tạo ra để bảo vệ cho 82 tấm bia tiến sĩ, các thí sinh sẵn sàng nhảy qua dây chắn hoặc bò người để sờ bằng được... hàng loạt đầu rùa mới yên tâm. Tại đây có muôn hình ảnh tạo dáng cùng đầu rùa như: sờ đầu rùa, ôm đầu rùa... thậm chí là hôn đầu rùa, vặn cổ cụ rùa, đè lên đầu rùa. Đó là chưa kể, trong giờ làm việc, sự nỗ lực của hàng loạt sinh viên tình nguyện cũng giảm đáng kể hiện tượng học sinh sờ đầu rùa. Vì vậy, hàng loạt các cụ rùa trong Văn Miếu đã... "nhẵn thín" hay nói cách khác là được... "đánh bóng miễn phí".
Hầu hết các thí sinh đến Văn Miếu... sờ đầu rùa đều ở những vùng miền khác nhau với những gương mặt... hớn hở khác nhau khi đã được sờ vào đầu rùa. Các thí sinh còn vừa sờ đầu rùa vừa chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc này để "khoe" cùng bạn bè. Không chỉ thí sinh mà ngay cả phụ huynh, trẻ con cũng tranh nhau...sờ đầu rùa mong may mắn, đỗ đạt đến với người thân của mình.
Có thể hài hước mà nói rằng, theo thống kê, trước mỗi mùa thi đại học thì đầu các cụ rùa đội bia tiến sỹ bị mài mòn đi chừng gần 2mm do một lượng đông đảo các sỹ tử xoa tay vào để cầu nguyện thi cử đỗ đạt, cứ theo tiến độ này thì ước chừng chỉ dăm chục năm nữa là các pho tượng rùa sẽ trở nên... không có đầu để sở hoặc mình rùa đầu... kiến.
Sờ đầu rùa sẽ may mắn hay sờ đầu rùa sẽ bị...chậm như rùa, những quan niệm đó hoàn toàn không có giá trị nếu như kiến thức trong mỗi thí sinh chưa chuẩn bị đủ để tự tin vượt vũ môn.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Câu chuyện xúc động về 'thần tượng' trong bài thi văn khối D |
|
Có con là “Fan cuồng” thà đẻ ra “cái trứng để ăn” còn đáng hơn |
|
ĐIỂM NÓNG |
|
Huỳnh Anh