Chiều ngày 31/3, PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội trao đổi với chúng tôi về công tác xét tuyển tuyển thẳng đối với thí sinh đủ điều kiện.
Cộng điểm cho thí sinh đoạt giải HSG Quốc gia
PGS. Nguyễn Đức Hinh cho biết, ở câu chuyện này có hai vấn đề cần quan tâm, thứ nhất là ai cũng kêu gọi các nhà trường bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, thứ hai là quyền tự chủ của các trường đã được quy định trong Luật giáo dục.
Đại học Y Hà Nội có các ngành Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền (học 6 năm, tốt nghiệp trở thành bác sĩ), ngoài ra có Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân kĩ thuật y học, Cử nhân Y tế công cộng, Cử nhân dinh dưỡng (học 4 năm, tốt nghiệp là cử nhân).
PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội. Ảnh Xuân Trung |
Theo đó, việc tuyển thẳng giới hạn chỉ áp dụng cho Y đa khoa và Răng hàm mặt, còn các ngành khác vẫn tuyển thẳng cả giải nhì, ba. Tuy nhiên, phụ huynh và học sinh chỉ mong muốn vào Y đa khoa, còn các ngành khác không ai có nhu cầu.
Trao đổi thêm, PGS. Nguyễn Đức Hinh cho biết, năm trước, ngành Y Đa khoa và Răng hàm mặt chỉ tuyển thẳng giải nhất, còn giải nhì và ba thí sinh phải dự thi và đạt điểm qua sàn (mỗi môn đạt 5 điểm) thì sẽ được nhận vào học.
Tuy nhiên, 127 em đạt giải nhì và ba thì có 10 em thi không qua sàn, nghĩa là không được 5 điểm mỗi môn, bị trượt.
"Thống kê năm 2014 có khoảng hơn 150 em đạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi môn Sinh thì riêng trường chúng tôi đã có 127 em nộp đơn thi vào. Áp lực tuyển sinh rất lớn trong khi ngành Bác sĩ đa khoa chỉ có 550 chỉ tiêu. Những thí sinh khác chúng tôi yêu cầu 9, 10, còn các em này chỉ yêu cầu đạt 5 điểm nhưng có em cũng không đạt", PGS. Hinh nói.
Đã có đề minh họa các môn thi Quốc gia
(GDVN) - Chiều nay (31/3), Bộ GD&ĐT chính thức ban hành mẫu Đề thi THPT Quốc gia năm 2015, đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.
Với thương hiệu và uy tín hàng đầu về ngành Bác sĩ đa khoa, mỗi năm Trường Đại học Y Hà Nội đều nhận được nhiều số lượng hồ sơ vào ngành này, hầu hết là các tỉnh miền Trung trở ra, trong khi tính cả số tuyển thẳng thì rất lớn. hầu hết các em được giải đều muốn vào học ở Đại học Y Hà Nội.
Phần chỉ tiêu còn lại cho các em thi đại học sẽ bị thu hẹp, điểm chuẩn phải nâng lên. Vì thế đã có những năm điểm chuẩn lên đến 27,5 điểm. Các em dự thi phải học ngày đêm vô cùng vất vả, thi được đến 27 điểm mà vẫn không được vào trường học.
Theo thông tin từ PGS. Nguyễn Đức Hinh, năm 2015 căn cứ vào các quy định chung, nhà trường đã xây dựng các phương án cụ thể.
Ngành Y đa khoa chỉ còn 500 chỉ tiêu. Trường chỉ tuyển thẳng giải nhất môn Sinh như năm trước.
Giải nhì, ba năm trước phải qua điểm sàn, nhưng đó là sàn đại học, năm nay kỳ thi vừa nhằm mục đích xét tốt nghiệp vừa đại học, và sàn là để học sinh tốt nghiệp phổ thông nên sàn của trường cũng sẽ khác.
Đối với những thí sinh đoạt giải nhì, ba muốn vào trường học, Hội đồng khoa học đào tạo của trường đã họp và đưa ra hai phương án.
Thứ nhất, các em dự thi và phải qua sàn, nhưng sàn là bao nhiêu thì trường vẫn đang cân nhắc, có thể rơi vào khoảng sàn 21 điểm.
Thứ hai, cộng thêm điểm cho các em giải nhì, ba, nhưng mức cộng bao nhiêu cũng chưa chốt. Hội đồng khoa học đào tạo đang thiên về mức cộng thêm điểm.
Đề nghị được tuyển thẳng HSG Toán và Hóa quốc gia
Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội cũng cho biết, năm nay trường đã nộp công văn lên Bộ GD&ĐT đề nghị cho tuyển thẳng cả học sinh đạt giải nhất môn Toán, Hóa.
Nhìn nhận trong thực tế giảng dạy học sinh giỏi Toán, Hóa các em sẽ học giỏi các môn trong trường.
Chúng tôi không làm như vậy thì đầu vào không tốt, mà đầu vào không tốt thì không thể đảm bảo chất lượng. Để đảm bảo chất lượng thì cần nhiều khâu trong đó có khâu tuyển sinh đầu vào, không thể bỏ khâu nào cả", ông Hinh nói.
PGS. Nguyễn Đức hinh cho biết thêm, trường mong muốn tuyển thẳng những học sinh đoạt giải nhất môn Toán, Hóa vào trường để tạo điều kiện rộng cửa cho người giỏi thực sự.
Nhìn lại năm tuyển sinh 2013, dự kiến điểm chuẩn năm đó của Trường Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn 28 nhưng sau khi trường làm việc với Bộ GD&ĐT và Bộ y tế trường phải hạ 0,5 điểm xuống còn 27,5, chấp nhận lấy dôi ra hơn 100 em. Các em 27 điểm vẫn trượt trong khi nhiều trường chỉ lấy 16-17 điểm