Ngày 21/11/2019 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ khai trương Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Bảo hiểm xã hội và kết nối thông tin quản lý hộ tịch qua Hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) phục vụ liên thông khai sinh, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Tham dự buổi lễ có ông Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông; bà Nguyễn Thị Minh - Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan.
Ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 714/QĐ-TTg ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu) quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, trong đó Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm được xác định là 1 trong 6 Cơ sở dữ liệu quan trọng để tạo nền tảng cho phát triển chính phủ điện tử.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngành Bảo hiểm xã hội đã triển khai tạo lập, bổ sung và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu kết nối liên thông đáp ứng nhu cầu quản lý của Ngành và chia sẻ, kết nối giữa các Bộ, Ngành liên quan như Thuế, Y tế, Hải quan, Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội... Cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội ngoài đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và phục vụ người dân, doanh nghiệp còn phục vụ cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông và các Bộ, Ngành liên quan cũng đã xác định Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Bảo hiểm là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Chính phủ điện tử, cùng với 5 Cơ sở dữ liệu khác (Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư; Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia; Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê tổng hợp về dân số; Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính) đóng vai trò để kiến tạo nên nền tảng Chính phủ điện tử Việt Nam hiện đại, minh bạch, hiệu quả và liên thông.
Chặng đường 3 năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam với sự phối hợp của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện một khối lượng khổng lồ để cập nhật, duy trì, đảm bảo chất lượng và làm giàu dữ liệu để xây dựng một cơ sở dữ liệu chuyên ngành đáp ứng được các yêu cầu mà toàn Ngành Bảo hiểm xã hội đã nỗ lực thực hiện, cụ thể qua các con số:
+ Dữ liệu nhân khẩu có hiệu lực đã được cấp mã số trong hệ thống Cơ sở dữ liệu Hộ gia đình tham gia Bảo hiểm y tế là 97,404,944 nhân khẩu
+ Cơ sở dữ liệu của người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, BH thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý biến động của 14,9 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc; 488.000 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện; 13,11 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội thất nghiệp và 85,24 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế.
+ Cơ sở dữ liệu người hưởng hàng tháng (Quản lý thông tin người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng với 3,6 triệu người hưởng được quản lý trong cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó bao gồm: hưu trí, tử tuất, bệnh nghề nghiệp…).
+ Cơ sở dữ liệu KCB Bảo hiểm y tế với trung bình mỗi năm khoảng 170 triệu lượt khám chữa bệnh
Những Cơ sở dữ liệu trên đã giúp ngành Bảo hiểm xã hội cải cách được thủ tục hành chính, nâng cao được chất lượng phục vụ, góp phần giúp ngành đạt và vượt nhiều mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Các lãnh đạo đại diện bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nghi thức khai trương cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo hiểm xã hội. |
Để khai thác Cơ sở dữ liệu chuyên nhành Bảo hiểm xã hội, trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tư pháp thực hiện thí điểm việc kết nối, chia sẻ thông tin thông qua Hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) để kết nối, chia sẻ thông tin đăng ký khai sinh phục vụ cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Y tế.
Sau 1 tháng thực hiện thí điểm liên thông dữ liệu tại 13 tỉnh, thành phố đã có hơn 15.000 trường hợp trẻ em được liên thông cấp giấy khai sinh và thẻ Bảo hiểm y tế. Dự kiến đến hết năm 2019, sẽ liên thông dịch vụ đăng ký khai sinh, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước.
Việc kết nối hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (phạm vi đến cấp phường/xã) với Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm (phạm vi đến cấp quận/huyện) là một bước tiến lớn trong công tác kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương so với năm 2018 (Kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng Cục đường bộ, phạm vi đến các sở GTVT phục vụ thủ tục hành chính cấp (đổi) biển hiệu, phù hiệu xe ô tô có số lượng giao dịch trung bình là 500 hồ sơ/ngày.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trên cả nước hàng ngày có khoảng 8.000 hồ sơ khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi phát sinh mới có thể chuyển sang Bảo hiểm xã hội để cấp thẻ Bảo hiểm y tế, chiếm hơn 1% số giao dịch hành chính công giữa công dân với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Theo báo cáo khảo sát về Chính phủ điện tử năm 2018 của Liên hiệp quốc, dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Với thế mạnh của dữ liệu điện tử, các nước có thể tạo ra nhiều dịch vụ tiện lợi hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, hướng đến hiện thực hóa nguyên tắc “Lấy người dùng làm trung tâm” hay cung cấp thông tin “Chỉ một lần”.
Kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử của các nước trên thế giới cho thấy vấn đề kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin là đặc biệt quan trọng. Việc này giúp các cơ quan Chính phủ trao đổi và sử dụng thông tin một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành trong nội bộ của Chính phủ, giúp hỗ trợ các quyết định dựa trên việc sử dụng thông tin đầy đủ và nhất quán.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Nghị quyết trên đã chỉ rõ cần ưu tiên phát triển các Cơ sở dữ liệu, đặc biệt là các Cơ sở dữ liệu quốc gia và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Mục tiêu đến năm 2020, 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 2021 – 2025, 60% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.
Chúng ta thấy rằng, Facebook trở thành công ty có giá trị hằng trăm tỷ đô nhờ cung cấp một nền tảng để kết nối mọi người với nhau; Linkedin trở nên giá trị vì tạo nên nền tảng để kết nối doanh nghiệp, cá nhân vì mục đích tuyển dụng và phát triển cơ hội kinh doanh; hay Uber/Grab trở nên giá trị vì cung cấp nền tảng để kết nối người cung cấp dịch vụ vận chuyển với người sử dụng dịch vụ vận chuyển; và chúng ta đều biết còn nhiều ví dụ tương tự về sự thành công từ việc tạo nền tảng kết nối các thực thể, để trên đó các thực thể có thể tương tác, giao tiếp với nhau.
Để khai thác Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Bảo hiểm xã hội, trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tư pháp thực hiện thí điểm việc kết nối, chia sẻ thông tin thông qua Hệ thống NGSP để kết nối, chia sẻ thông tin đăng ký khai sinh phục vụ cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Y tế. Sau 1 tháng thực hiện thí điểm liên thông dữ liệu tại 13 tỉnh, thành phố đã có hơn 15.000 trường hợp trẻ em được liên thông cấp giấy khai sinh và thẻ Bảo hiểm y tế.
Dự kiến đến hết năm 2019, sẽ liên thông dịch vụ đăng ký khai sinh, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước. Việc kết nối Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (có phạm vi đến cấp phường/xã) với Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội (có phạm vi đến cấp quận/huyện) là một bước tiến lớn trong công tác kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương so với năm 2018.
Năm 2018 cơ bản chỉ kết nối Cơ sở dữ liệuQG về đăng ký doanh nghiệp với cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng Cục đường bộ, phạm vi đến các sở GTVT phục vụ TTHC cấp (đổi) biển hiệu, phù hiệu xe ô tô có số lượng giao dịch trung bình là 500 hồ sơ/ngày.
Mặc dù số lượng giao dịch như trên là khá lớn, nhưng so với hệ thống này, theo thống kê của Bộ Tư pháp, dự kiến trên cả nước hàng ngày sẽ có khoảng 8.000 hồ sơ khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi phát sinh mới có thể chuyển sang Bảo hiểm xã hội để cấp thẻ Bảo hiểm y tế, chiếm hơn 1% số giao dịch hành chính công giữa công dân với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã xác định Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm là một trong 06 Cơ sở dữ liệu quốc gia ưu triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử Việt Nam. Hôm nay, tôi thay mặt cho Bộ TTTT có lời chúc mừng đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạo lập thành công Cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, làm tiền đề quan trọng để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn chúc mừng Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai kết nối thành công với hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch thông qua Hệ thống NGSP phục vụ liên thông khai sinh cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Đây là khởi đầu có ý nghĩa to lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính tạo tiện ích cho người dân, giảm chi phí cho Bảo hiểm xã hội qua đó góp phần phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, theo đề xuất của một số chuyên gia, dựa trên nền tảng Cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bộ Thông tin và truyền thông sẽ phổi hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu triển khai 2 dịch vụ quan trọng bao gồm: VietInfo là dịch vụ cho phép người dân quản lý, cập nhật bổ sung và sử dụng dữ liệu cá nhân của mình để thực hiện các giao dịch trực tuyến đơn giản và thuận lợi hơn và Dịch vụ kết nối chia sẻ dữ liệu với Bộ Y tế quản lý hồ sơ khám chữa bệnh điện tử, quản lý, phân tích số liệu ngành y tế.