Hiện tượng hàng trăm ngàn người xếp hàng, chén lấn xô đẩy chờ chực tại cổng trường để mua hồ sơ cho con cháu vào học lớp 1 tại trường Thực nghiệm đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (mẹ của GS. Ngô Bảo Châu) đã có những lí giải tại sao trường này lại nóng đến vậy.
"Nóng" lên nhờ giải Fields của GS. Ngô Bảo Châu
Thưa PGS. Lưu Vân Hiền, bà có suy nghĩ như thế nào với hiện tượng chen lấn xô đẩy để mua hồ sơ cho con vào học trường Thực nghiệm? Có nhiều ý kiến cho rằng bởi vì danh tiếng của GS. Ngô Bảo Châu nên nhiều người đổ về đây học mong trở thành một Ngô Bảo Châu thứ 2?
"Nóng" lên nhờ giải Fields của GS. Ngô Bảo Châu
Thưa PGS. Lưu Vân Hiền, bà có suy nghĩ như thế nào với hiện tượng chen lấn xô đẩy để mua hồ sơ cho con vào học trường Thực nghiệm? Có nhiều ý kiến cho rằng bởi vì danh tiếng của GS. Ngô Bảo Châu nên nhiều người đổ về đây học mong trở thành một Ngô Bảo Châu thứ 2?
PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ GS. Ngô Bảo Châu |
PGS.TS Vân Hiền: Theo tôi nghĩ thì không phải do sức hút của anh Ngô Bảo Châu. Người dân chắc là cũng không đến nỗi ảo tưởng như vậy. Mấy năm trước đây thì việc xin được vào trường Thực nghiệm cũng khá vất vả rồi. Song bản thân tôi cũng không thể phủ nhận rằng có lẽ sự quan tâm của phụ huynh đến trường cũng tăng lên sau sự kiện anh Châu đạt giải thưởng Fields.
Chùm ảnh: "Bạc mặt" vì tương lai của con
Nguyên Thứ trưởng bàn chuyện phụ huynh đạp đổ cổng Trường Thực nghiệm
Nếu người ta tìm đến này đông, chắc chắn người ta đã có tìm hiểu về chất lượng, danh tiếng của ngôi trường này. Trường có tốt thì mới được người quan tâm và mong muốn cho con họ vào học. Đây cũng là một lí do rất chính đáng vì cha mẹ nào chẳng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình.
Việc tìm cho con những trường tốt để yên tâm là điều không có gì đáng trách cả. Không phải lỗi của học sinh, cha mẹ học sinh.
Thưa bà, vào thời GS. Châu học tập ở trường này đã có chuyện chen lấn, xô đẩy để mua hồ sơ chưa?
PGS.TS Vân Hiền: Thời anh Châu thì bình thường. Hồi đó mô hình này hoàn toàn mới, người ta chưa biết được nó thành công hay không, nó chưa đào tạo ra một kết quả gì cả. Dần dần sau đó thì người ta cũng bắt đầu nhận ra những tích cực trong mô hình đào tạo này và họ cho con em họ theo học.
Đặc biệt năm 2010, sau việc anh Châu đoạt giải toán học, phụ huynh quan tâm đến trường nhiều hơn, họ đổ về đăng kí học cho con càng nhiều lên. Bởi ít nhiều họ cho rằng môi trường có thể không tuyệt vời nhưng không xấu nên cũng rất yên tâm cho con em theo học.
Khác biệt của trường Thực nghiệm là "trẻ vui khi đến trường"
Khác biệt của trường Thực nghiệm là "trẻ vui khi đến trường"
PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cùng gia đình nhỏ của GS. Ngô Bảo Châu |
Là một người mẹ có con từng học ở trường Thực nghiệm, xin bà chia sẻ đôi điều về những điểm bà thấy khác biệt nhất của ngôi trường so với những trường khác?
PGS.TS Vân Hiền: Châu là một trong những người học khóa học đầu tiên của trường Thực nghiệm. Và hầu hết các bạn học khóa 1 năm ấy đều tự hào vì là học sinh của trường này.
Tôi nhận thấy một điều thay đổi và khác biệt ở Châu với những đứa trẻ khác không được học ở trường Thực nghiệm chính là sự thích đi học của trẻ. Những đứa trẻ học ở trường Thực nghiệm chúng có một niềm đam mê, thích thú đặc biệt với việc học tập. Dường như Châu và các bạn thời đó đều tìm được niềm vui nơi trường lớp. Nên hình phạt lớn nhất và làm Châu sợ nhất là khi bị dọa không cho đi học nữa.
Về mặt khoa học, mình cũng chưa đánh giá được cách dạy nào là tốt hơn, nhưng niềm vui của các bạn trẻ khi đến trường không phải là dễ gặp ở các nhà trường khác. Các trường khác thì thấy thương các cháu vì các phải học nhiều quá. Còn cách giáo dục ở trường Thực nghiệm làm cho trẻ con đi học thấy vui, được hưởng cuộc sống đúng như một đứa trẻ.
Trường Thực nghiệm không học theo khuôn mẫu mà luôn khuyến khích sự sáng tạo của mỗi em. Ví dụ như môn toán chỉ cần cách giải đúng chứ không cần đáp số đúng. Cách dạy này sẽ giúp trẻ con thích thú với việc học hơn.
Theo bà đánh giá thì sự thành công của Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện nay bao nhiêu phần trăm là do sự giáo dục của trường Thực Nghiệm?
PGS.TS Vân Hiền: Sự thành công của anh Châu cũng có rất nhiều yếu tố. Anh Châu chỉ học ở trường Thực nghiệm đến năm lớp 5, lớp 6 bắt đầu ra Trưng Vương rồi. Nhưng cái mà Châu thu được tôi nghĩ chính là cách tư duy bởi khi học ở trường Thực nghiệm các bạn trẻ không bị cứng nhắc trong suy nghĩ, có thể nghĩ ra nhiều cách giải toán khác nhau. Có thể kết quả chưa đúng nhưng cách làm đúng thì chắc chắn rồi các em cũng sẽ tìm ra được kết quả đúng.
Nhiều người muốn con giỏi như GS. Ngô Bảo Châu nên đã xếp hàng từ đêm để mua hồ sơ vào trường Thực nghiệm |
Thưa bà, từ Thực nghiệm chuyển sang học bình thường, GS. Ngô Bảo Châu có gặp phải khó khăn gì?
PGS.TS Vân Hiền: Nhiều người không thích học thực nghiệm, vì khi đi ra khỏi thực nghiệm thì trẻ lại phải học lại cách giải, cách làm của các trường khác, việc hòa nhập lại với môi trường giáo dục khác là cũng khá khó khăn. Cách dạy của trường Thực nghiệm không theo cách dạy của sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì thế rất thiệt thòi cho trẻ khi trẻ học theo cách học mới nhưng lại bị kiểm tra, đánh giá cũng như phải thi cử bằng phương pháp cũ, nội dung cũ.
Chính vì thế có nhiều phụ huynh khi cho con học thực nghiệm cấp I, hoặc cấp II vẫn phải học thêm và làm bài tập ở nhà nhiều để có thể theo đúng cách thi cử của Bộ. Đồng thời khi trẻ lên cấp III, phải cho trẻ học theo nội dung chính thống để trẻ còn thi vào trường nọ, trường kia được.
Khi chuyển ra trường bình thường, Châu phải mất 1 năm mới thi vào trường Chuyên được.
Khi chuyển ra trường bình thường, Châu phải mất 1 năm mới thi vào trường Chuyên được.
Thưa bà, con của GS. Ngô Bảo Châu hiện cũng đang tuổi học. Theo bà, cách giảng dạy của nước ngoài có những điểm gì khác với Việt Nam?
PGS.TS Vân Hiền: Khi con của Châu học cấp 1 khác hẳn Việt Nam. Cháu học rất nhàn mà lại hiệu quả. Cháu có nhiều thời gian để vui chơi, cũng như sinh hoạt cộng đồng để có thể phát triển thể lực cũng như trí tuệ một cách toàn diện. Khi học cấp 1 cháu không bao giờ phải làm bài tập về nhà, thường xuyên giúp đỡ người khác.
Tôi không biết là chuẩn đầu ra cấp I của mình là gì. Tôi nghĩ là trẻ chỉ cần biết đọc biết viết, cộng trừ nhân chia đơn giản thôi. Thì tôi cũng không biết là tại sao phải bắt học sinh cấp 1 học thêm, làm thêm bài tập về nhà để làm gì.
Ở nơi con của Châu đang học, thì chỉ khi lên cấp III cháu mới học vất vả hơn. Tuy nhiên, giáo trình của mỗi trường lại khác nhau để có thể phát triển được tư duy cho trẻ chứ không áp đặt một chương trình cho cả một hệ thống giáo dục.
Trường Thực nghiệm nơi anh Châu theo học ngày trước cũng không đặt nhiều áp lực nên việc học tập của các bạn ấy. Ngày xưa anh Châu cũng vẫn có bài tập về nhà nhưng ít thôi.Trân trọng cảm ơn bà!
Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
ĐIỂM NÓNG |
|
Bích Thảo (Thực hiện)