Thủ tướng phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam.
Xin ý kiến đóng góp từ nhiều nhà giáo
Bộ GD&ĐT cho biết, trên cơ sở phân tích, tổng kết, đánh giá chương trình và bộ sách giáo khoa hiện hành so với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và yêu cầu mới của Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Nghị quyết số 88 nhằm nhận diện đúng thực trạng, thành tựu và hạn chế của công tác biên soạn và tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoa trong giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp khoa học, khả thi làm cơ sở xác định nguyên tắc, nội dung và định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.
Công việc này được triển khai một cách nghiêm túc và công phu qua các đợt đánh giá định kỳ hàng năm của Bộ GD&ĐT, nhiều đợt giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa khác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam…
Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới sẽ tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia. Ảnh Xuân Trung |
Đánh giá giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (năm 2012) và một số hội thảo khoa học về vấn đề này do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương cùng tổ chức.
Cũng trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa trên thế giới; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các trường đại học nước ngoài.
Tham khảo tài liệu về phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa của các nước phát triển; mời các chuyên gia quốc tế tham gia báo cáo, trình bày tại các hội nghị, hội thảo, tập huấn về phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa,.. ,… để xác định những nguyên tắc và nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa; biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình mới; biên soạn, thẩm định sách giáo khoa; đánh giá, điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa trong quá trình triển khai đại trà.
Duyệt chi 778,8 tỷ đồng cho Đề án chương trình, sách giáo khoa mới
(GDVN) - Theo đó, Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới với kinh phí 778,8 tỷ đồng và sẽ áp dụng triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019.
Thông tin thêm, Bộ GD&ĐT đã triển khai làm việc và lấy ý kiến đóng góp của các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu khoa học trong cả nước, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Uỷ ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Chính phủ và nhiều bộ, ngành liên quan.
Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về đổi mới việc thực hiện và quản lý.Giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông; Mô hình trường học mới ở tiểu học và THCS; Thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học.
Đổi mới dạy học ngoại ngữ ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; Dạy tiếng Việt lớp 1 theo phương pháp Công nghệ giáo dục; Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” ở Trung học và THCS.
Triển khai dự án thí điểm đổi mới dạy mỹ thuật ở Trung học; Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30; Đánh giá học sinh phổ thông trên diện rộng theo quốc tế (PISA, PASEC) và một số chương trình đánh giá trong nước ở cả 3 cấp học phổ thông; Khởi động trang mạng “Trường học kết nối” phục vụ rộng rãi các hoạt động dạy, học, thi, bồi dưỡng giáo viên.
Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng đánh giá năng lực, bảo đảm khách quan, công bằng, giảm áp lực, tốn kém, góp phần đổi mới dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục...
Bộ cũng đã chỉ đạo 7 trường đại học sư phạm trọng điểm tham gia đóng góp xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, chủ động tham gia nghiên cứu, đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại giáo viên một cách toàn diện (từ mục tiêu, chương trình, giáo trình, phương pháp đến cách thức kiểm tra, đánh giá) nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới.
Tích cực phối hợp với các trường phổ thông chuẩn bị nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển năng lực (tài liệu, bài giảng của các chuyên gia, bài giảng mẫu…).
Huy động đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục ở các trường phổ thông, trường đại học, viện nghiên cứu,… tham gia thiết kế, xây dựng chương trình GDPT tổng thể; tổ chức các hội thảo xin ý kiến về chương trình GDPT tổng thể.
Tiếp tục bổ sung lực lượng làm chương trình, sách giáo khoa
Cho đến thời điểm này, chương trình GDPT tổng thể về cơ bản đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao. Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện, để đưa ra thảo luận, xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội.
Đổi mới Chương trình- Sách giáo khoa: Bộ làm nhiều sách, thầy có quyền chọn
(GDVN) - Cải tiến, thay đổi chương trình, sách giáo khoa là một việc hệ trọng, có ảnh hưởng, tác động lớn đến mục tiêu giáo dục, chất lượng dạy học của thầy và trò.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành về các nội dung đổi mới, đồng thời tuyên truyền rộng rãi, để các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, tạo sự đồng thuận trong nhận thức cũng như hành động về các chủ trương, định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, cũng như các công việc Bộ đang làm.
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo chương trình GDPT tổng thể, công bố công khai để lấy ý kiến rộng rãi.
Phát hiện, bổ sung thêm lực lượng tham gia xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa. Xây dựng, hoàn thiện và công bố công khai, minh bạch tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn người tham gia Ban biên soạn chương trình, sách giáo khoa, hội đồng thẩm định chương trình, sách giáo khoa.
Làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, một số Bộ, ngành… nhằm bàn bạc, thống nhất, đảm bảo hoàn thành đúng lộ trình và có chất lượng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.