Ngày 02 tháng 02 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số: 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập thay thế cho Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập.
Nhiều giáo viên trẻ bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không đủ điều kiện dự thi thăng hạng theo thông tư mới. (Ảnh minh họa trên Baochinhphu.vn) |
Bộ sửa Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên trẻ kêu cứu
Thầy giáo H., một giáo viên trẻ hiện đang giảng dạy tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: “Em tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và vào ngành từ tháng 9/2012. Vừa đi dạy, em vừa học liên thông đại học và tốt nghiệp năm 2017.
Cả 4 chứng chỉ cũng mất một khoản tiền khá lớn so với số tiền lương ít ỏi hàng tháng. Dù thế, tụi em vẫn phải bỏ ra để học và chờ.
Vậy mà, bao năm mòn mỏi chờ đợi, cái hy vọng mong manh ấy bỗng phụt tắt khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi Thông tư.
Vậy là con đường thăng hạng, nâng ngạch của tụi em lại phải dài ra nữa thậm chí không biết đến bao giờ?”
Thông tư thay đổi số năm giữ chức danh trước khi thăng hạng đã làm nhiều thầy cô giáo hụt hẫng
Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập quy định Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên nêu rõ:
Thông tư liên tịch cũ quy định giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên |
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học các chuyên ngành khác phù hợp với bộ môn giảng dạy từ đủ 01 (một) năm trở lên.
Nhưng, Thông tư số: 03/2021/TT-BGDĐT đã thay đổi:
k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Thông tư mới quy định giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 9 (chín) năm trở lên |
Thầy H. cho biết: “Đọc xong quy định mới mà thấy nản và thất vọng não nề. Em ra trường 8 năm, lương tháng hiện tại chỉ 5 triệu đồng mà học đại học, học các loại chứng chỉ và chờ tới giờ đã mất biết bao tiền.
Tin nhắn chia sẻ của giáo viên |
Năm nào cũng chờ được thành phố tổ chức thi thăng hạng. Nay, Bộ thay đổi số năm giữ chức danh để con đường phía trước của chúng em lại càng dài hun hút.
Tin nhắn chia sẻ của giáo viên |
Bộ thay đổi kiểu này thì những thầy cô giáo đã phấn đấu dạy được 6 năm, đã gặt hái biết bao thành tích cho bản thân, cho học trò còn phải chờ đến vài năm nữa. Và, có ai biết được tới thời điểm đó có còn phải chờ nữa không?
Bao giờ tụi em mới được thi nâng ngạch, lên lương đại học? Quy định 6 năm đã khắc nghiệt lắm rồi giờ lại vọt lên 9 năm.
Nhà nước muốn nâng chuẩn giáo viên, tui em đã tự túc đi học, thầy cô phải bỏ đồng lương còm cõi hàng tháng ra để đóng. Nay, có bằng đại học lại không được ăn lương đại học có vô lý quá hay không?
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.