Bài dự thi số 03: Ai Len - đất nước yêu chuộng hòa bình.

17/07/2012 09:36
Trần Gia Quang
(GDVN) - Nhiều người trên thế giới đã từng biết đến đất nước Ai Len (Ireland) với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, với những con người hòa nhã và thân thiện, với những nét văn hóa độc đáo và quyến rũ, và Ai Len còn được biết đến là một đất nước yêu chuộng hòa bình.
Nhiều người trên thế giới đã từng biết đến đất nước Ai Len (Ireland) với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, với những con người hòa nhã và thân thiện, với những nét văn hóa độc đáo và quyến rũ, và Ai Len còn được biết đến là một đất nước yêu chuộng hòa bình. Ai Len là một trong những quốc gia khởi xướng Quá trình Oslo và Công ước Cấm Bom chùm. Đây là một nỗ lực nhằm chấm dứt sự tồn tại của một trong những loại vũ khí gây sát thương rất lớn và để lại hậu quả lâu dài đối với con người. Ai Len cũng là quốc gia tài trợ khá lớn cho các hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo và hỗ trợ nạn nhân bom mìn.Quá trình Oslo và vai trò của Ai Len. Quá trình Oslo (Oslo Process) do 5 quốc gia khởi xướng: Na Uy, Peru, Áo, New Zealand và Ai Len. Trong Quá trình này, 5 Hội nghị quốc tế lần lượt được tổ chức ở 5 quốc gia khởi xướng để bàn về quá trình đàm phán và ký kết một Công ước quốc tế về cấm bom chùm. Tháng 5 năm 2008, Ai Len chủ trì Hội nghị ở Dublin trong đó 107 quốc gia tham dự đã đi đến được một cam kết quan trọng đặt nền móng cho việc ký kết Công ước tại Oslo vào tháng 12 năm 2008.
Hội nghị Dublin 2008
Hội nghị Dublin 2008
Ai Len và những nỗ lực giải quyết hậu quả của bom chùm còn sót lại sau chiến tranh. Bom chùm là loại bom có tính sát thương cao. Theo ước tính, khoảng 5-30% số bom con từ bom chùm không phát nổ ngay và hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả này. Điển hình là trong chiến tranh, Việt Nam đã phải hứng chịu hàng nghìn tấn bom đạn trong đó có bom chùm do quân đội Mỹ rải xuống. Một lượng lớn số bom đạn đó vẫn còn chưa nổ và vẫn đang gây ra những hậu quả khủng khiếp. Từ năm 1975 đến nay, các loại bom đạn còn chưa nổ này đã khiến hơn 100.000 người thiệt mạng hoặc bị tàn phế. Ngoài ra, nó còn cản trở lớn sự phát triển kinh tế xã hội tại nhiều địa phương.
Họ và tên: Trần Gia Quang
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 12/05/1982
Quê quán: Hà Nội
Email: giaquang@gmail.com
Công ước Cấm Bom chùm không những cấm việc sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán, chuyển giao loại vũ khí này mà còn yêu cầu các nước thành viên có trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân của bom chùm và hỗ trợ rà phá, làm sạch những vùng đất bị nhiễm. Tại Hội nghị ở Dublin năm 2008, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Len, Micheál Martin T.D., phát biểu: “Đây là một Công ước mạnh mẽ, đầy hoài bão và toàn diện. Công ước đã đặt ra những tiêu chuẩn cần thiết về việc hỗ trợ nạn nhân của bom chùm cũng như việc rà phá những vùng đất bị nhiễm”.  Ai Len là một trong những nước đầu tiên ký kết Công ước tại Hội nghị Oslo tháng 12 năm 2008 và đã phê chuẩn ngay sau đó. Từ đó đến nay, quốc gia này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng từ hậu quả của loại vũ khí này, trong đó có Việt Nam. Hầu hết nguồn tài trợ này được thực hiện qua Cơ quan Viện trợ Ai Len (Irish Aid). Năm 2010, Ai Len cung cấp gần 3,5 triệu Euro cho hoạt động bom mìn nhân đạo, trong đó Lào là nước nhận được nguồn hỗ trợ lớn nhất (946,000 Euro), tiếp theo đó là Afghanistan, Cam-pu-chia, Iraq, Georgia, Jordan, Serbia, Ukraine. Dưới đây là một số con số về tài trợ của Ai Len dành cho hoạt động bom mìn nhân đạo giai đoạn 2006-2010:
 Năm  Tài trợ (Euro)
 2010  3,411,400
 2009  3,747,500
 2008  4,900,000
 2007  5,115,103
 2006  3,790,000
 Tổng  20,964,003
(Nguồn: Báo cáo Giám sát Hoạt động Bom mìn 2012, ICBL-CMC) Đối với Việt Nam, mặc dù nguồn tài trợ từ Ai Len chưa lớn nhưng đã đóng một phần rất hữu ích trong việc giải quyết hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Năm 2011, Ai Len hỗ trợ Hiệp hội Tăng cường Năng lực cho Người tàn tật (AEPD) thực hiện một dự án hỗ trợ người tàn tật, bao gồm nạn nhân bom chùm, tại tỉnh Quảng Bình. Dự án đã đạt được những thành công rất đáng kể, nâng cao sức khỏe và đời sống của người tàn tật cũng như đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cơ quan viện trợ Ai Len thăm Trung tâm trưng bày hoạt động bom mìn
Cơ quan viện trợ Ai Len thăm Trung tâm trưng bày hoạt động bom mìn
Ngoài ra, Ai Len cũng rất quan tâm tới các hoạt động khác trong nỗ lực giải quyết hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Tháng 9 năm 2011, Cơ quan Viện trợ Ai Len có chuyến thămTrung tâm trưng bày hoạt động giải quyết hậu quả Bom mìn tại Quảng Trị. Đây là Trung tâm được thành lập với mụch đích cung cấp cho khách thăm quan các thông tin về hậu quả của bom mìn sau chiến tranh cũng như những nỗ lực của chính quyền, nhân dân và các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết những hậu quả này.  Có thể nói, những nỗ lực giúp giảm thiểu tác động của bom chùm chưa nổ và sự tích cực trong việc vận động các quốc gia khác cùng chung tay góp sức giúp đỡ các nước phải chịu ảnh hưởng từ mối hiểm họa này đã giúp thế giới càng thêm yêu mến Ai Len - đất nước của những con người yêu chuộng hòa bình. 
Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 10/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi "Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland" hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn. (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258). 
Điểm nóng
Bài dự thi số 02: Ireland-Quyến rũ trái tim cô gái Việt vì một nụ cười Giải thưởng hấp dẫn cho cuộc thi viết: “Tìm hiểu về đất nước Ireland"
Bài dự thi số 01: Viết cho các bạn - Những CĐV Ireland tôi ngưỡng mộ Thông tin, điều lệ, cơ cấu giải thưởng cuộc thi "Tìm hiểu Ireland".
Ngất ngây với hình ảnh nữ thạc sĩ xinh như mộng. Đường cây sồi "ma quái" ở Ireland.
Trần Gia Quang