Du học Anh: Cách tìm việc làm thêm khi ở trường Đại học

03/09/2012 06:00
Theo Telegraph/viethome
(GDVN) -Thời gian rất quý giá đối với mỗi sinh viên. Nhưng công việc làm thêm có thể giúp các bạn có khoản tiền dự phòng và cũng như có được những trải nghiệm thực tế.
Harry Becker, 21 tuổi, đang học khóa lịch sử và chính trị tại trường Đại học Sheffield thừa nhận mình không quá chật vật về tài chính nhưng với công việc làm thêm 15 giờ tại quán bar của hiệp hội sinh viên đã làm cho anh yên tâm học tập hơn. Anh kể lại rằng "Trước đây, tôi đặc biệt không biết cách sử dụng tiền cho hợp lý, khi có tiền thì tôi tiêu và khi không có tiền tôi cũng phải chi phí. Trước khi vào đại học, tôi đã làm việc cả ngày liên tục trong vòng 6 tháng hè để có tiền đi du lịch. Tôi đã kiếm được 6000 bảng Anh. Mặc dù đang sống với bố mẹ, không phải mất tiền ăn và tiền thuê nhà nhưng tôi cũng đã chi phí một số khoản cho cá nhân và cuối cùng chỉ tiết kiệm được 2000 bảng trong số đó. Khi đến Úc du lịch, tôi đã nhanh chóng tiêu hết số tiền tiết kiệm trên và phải tìm công việc lau chùi nhà
vệ sinh để chi phí cho việc ăn ở trong thời gian còn lại.Theo logic, khi vào trường đại học tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn về việc này, biết sử dụng tiền đúng mục đích hơn, nhưng ở năm học đầu tiên tôi đã không làm được như vậy. Khi nhận các khoản vay từ đầu học kỳ tôi đã sống như vua và đến cuối cùng tôi phải đi nhặt nhạnh từng xu. Không cần phải nói ra, bạn cũng có thể hình dung được cảm giác căng thẳng như thế nào trước tình cảnh không biết lấy gì để ăn và để tiếp tục việc học. Rồi cuối cùng không còn cách nào khác tôi phải xua đi sự xấu hổ để gọi điện về nhà xin tiền mẹ.Đến năm thứ 2, mọi việc trở nên dễ dàng hơn đối với tôi vì hai lý do. Thứ nhất, tôi nhận khoản vay ít hơn nên không dư ra nhiều tiền. Thứ hai, tôi bắt đầu làm việc ở quán bar của hiệp hội sinh viên. Số tiền kiếm được từ công việc làm thêm 15 giờ/tuần này đã giúp tôi giảm bớt lo lắng về tài chính và đồng thời giúp tôi yên tâm tập trung vào những mục đích quan trong hơn đó là việc học tập".
Các nghiên cứu cho thấy rằng, ở Mỹ có đến 78% sinh viên đi làm thêm khi đang học đại học. Ở Anh, số lượng sinh viên đi làm thêm cũng đang tăng lên, ước tính tăng gấp đôi so với những năm 1996-2006. Trước thực tế học phí tăng cao, chi phí cuộc sống cũng đắt đỏ, và chính sách trợ cấp từ chính phủ cũng có nhiều thay đổi, nên sinh viên các trường đại học Anh đã phải tìm việc làm thêm rất nhiều để giảm gánh nặng tài chính. Do vây, sức cạnh tranh về việc làm cũng trở nên gắt gao hơn.
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
Cách tốt nhất là bạn nên tìm việc qua Internet ngay khi bắt đầu vào trường đại học. Hãy nhớ rằng, bạn đang phải canh tranh với hàng ngàn sinh viên khác nên việc suy nghĩ và sắp xếp trước sẽ giúp bạn có khởi đầu tốt hơn.
Việc làm thêm ở trong trường đại học hay ở các công ty bên ngoài thông thường đều được quảng cáo qua hiệp hội sinh viên. Nếu bạn thực sự cần phải có một công việc để trang trải chi phí cuộc sống thì bạn hãy đăng ký thật nhiều vị trí, từ việc bán hàng, làm ở quán bar, lau chùi nhà vệ sinh, rồi quản trị vì tất cả đều trả tiền công cho bạn. Ngay cả khi đã đăng ký online, bạn cũng nên chuyển tận tay bản CV cho người phụ trách ở quán bar hay cửa hàng. Các công ty quảng cáo thường tổ chức đêm sinh viên ở các câu lạc bộ hay quán bar và đăng tin tuyển dụng qua Facebook. Hãy tìm cách tham gia và gửi email cho họ. Các công ty này thường cần đến những việc tương đối nhẹ nhàng nhưng cũng có thêm thu nhập như phát tờ rơi. Việc làm ở quán Bar là công việc phổ biến nhất cho sinh viên nhất là ở những thị trấn có đông giới trẻ hay sinh viên. Nếu có thể, bạn nên trải nghiệm việc này trước khi vào đại học, có thể chỉ một tháng hay lâu hơn thì càng tốt. Như vậy, sau này bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng hơn gấp 10 lần người khác. Harry Becker, cũng đã làm việc ở quán bar trong suốt dịp nghỉ hè trước khi vào đại học nên anh đã được nhận ngay vào làm ở quán bar sau khi anh đăng ký làm ở năm học thứ 2. Bạn vẫn có thể đăng ký bất kỳ công việc ở đâu nhưng theo Harry Becker, thì làm việc cho hiệp hội sinh viên là tốt nhất. Hiệp hội sinh viên sẽ nhìn nhận bạn trước tiên là một sinh viên và hiểu được bạn còn có nhiệm vụ phải học tập nữa nên sẽ linh động hơn về thời gian nhất là vào giữa các kỳ thi. Một số sinh viên thì thường lo ngại việc làm thêm nhiều giờ sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhưng trên thực tế, sinh viên làm thêm không phải bỏ sức quá nhiều nên cũng không quá ảnh hưởng trừ khi bạn là sinh viên trường Y. Đa số sinh viên đều có đủ thời gian để vừa học vừa làm. Một người bạn của Harry Becker, anh Ben, đang làm cho cho một công ty quảng cáo Roughhill chuyên tổ chức các câu lạc bộ ban đêm cho rằng chính việc đi làm thêm còn giúp bản thân quản lý và sử dụng thời gian một cách tốt hơn, có ích hơn. Và đúng là như vậy, có công việc để làm sẽ giúp bạn thoát khỏi những trò tiêu khiển hết sức lãng phí thời gian như chìm vào thế giới của Facebook hay chơi các trò trên YouTube. Bạn hãy nghĩ rằng, khi bạn tốt nghiệp đại học xong thì có nhiều thời gian dành cho những thứ đó hơn. Trước khi bạn bắt đầu công việc, bạn nhớ nói chuyện với người chủ những thời gian nào bạn làm được, thời gian nào không làm được để họ có thể sắp xếp hợp lý cho mình. Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn cũng không được xem việc đi làm thêm quan trọng hơn việc học. Bạn không nên dành quá 15-20h/tuần để đi làm thêm vì nếu bạn để bản thân luôn luôn phải lo lắng về chuyện tiền nong và phải dành quá nhiều thời gian để kiếm tiền thì bạn khó có thể tập trung học tốt được . Có một việc làm thêm đưa lại cho bạn rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp bạn có khoản tiền dự phòng mà còn giúp bạn biết cách quản lý ngân sách, thời gian và có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế để làm đẹp hồ sơ xin việc cho mình sau này. Hơn nữa, theo thống kê của một số nghiên cứu ở Mỹ gần đây, sinh viên vừa học vừa làm với thời gian khoảng 20h/tuần trở lại thì có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên không đi làm việc ở đâu.

Top 10 ĐH đứng đầu thế giới trong lĩnh vực Toán học

Khám phá trường ĐH đẹp như TTHNQG tại đảo quốc sư tử
Ngành Mỏ địa chất: Cơ hội làm việc ở nước ngoài với thu nhập "khủng" Bài dự thi số 50: Hẹn gặp ở Dublin, Ireland.

Trang sức đặc trưng Ireland

Khám phá Cảnh đẹp NewZealand
Theo Telegraph/viethome