Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ |
Trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc (TQ) áp dụng và giải thích sai các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), phía TQ luôn tìm cách đánh tráo các khái niệm pháp lý hết sức cơ bản hòng một mặt nhằm né tránh vụ kiện này vì đuối lý, mặt khác tiếp tục theo đuổi âm mưu hiện thực hóa cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn hòng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Từ góc độ pháp lý, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ và là chuyên gia hàng đầu về Luật Biển đã chia sẻ với báo điện tử Giáo dục Việt Nam về thủ đoạn này của Bắc Kinh.
- PV: Trên thực tế Trung Quốc vẫn cứ khăng khăng phủ nhận vụ kiện và từ chối tham gia vụ kiện của Philippines, đồng thời tiếp tục đánh tráo những khái niệm trong UNCLOS để ngụy biện cho yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông.
Ông có thể vui lòng phân tích cụ thể những “khái niệm bị TQ đánh tráo” trong vụ kiện này cũng như trong yêu sách phi lý của họ ở Biển Đông?- Tiến sỹ Trần Công Trục: Nhằm thực hiện tham vọng đường lưỡi bò, Trung Quốc đã giải thích và vận dung sai các quy định của UNCLOS có liên quan đến chế độ các đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, các bãi cạn, đá… để cố tình áp đặt một số bãi ngầm, bãi cạn thuộc vùng kinh tế đặc quyền, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông trở thành bộ phận của các quần đảo và các bãi ngầm ở giữa Biển Đông mà họ nhận “chủ quyền” và đặt ra tên gọi là Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa, để từ đó biện hộ cho yêu sách đường biên giới biển “lưỡi bò” phi lý của họ, băng cách vạch ra hệ thống đường cơ sở bao quanh quần đảo theo tiêu chuẩn đường cơ sở của Quốc gia quần đảo. Trong thực tế TQ đã nhảy vào tranh chấp, đặc biệt là vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough nằm trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mà TQ gọi đó là “đảo Hoàng Nham” và cố tình ghép vào cái gọi là quần đảo Trung Sa, thực chất là một bãi ngầm có tên gọi Macclesfield hoàn toàn nằm lập lờ mặt nước Biển Đông . Hiện tại Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough bất chấp mọi nỗ lực phản đối của Philippines. Do đó, Philippines được quyền khởi kiện TQ xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough theo đúng quy định của UNCLOS. TQ vẫn không dừng lại, hiện nay họ đang tiếp tục vây ráp, gây sức ép định nhảy vào chiếm Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do phía Philippines đang kiểm soát. - PV: Theo ông, việc Trung Quốc cố tình đánh tráo những khái niệm này nếu chúng ta không làm rõ sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm nào?
Ông có thể vui lòng phân tích cụ thể những “khái niệm bị TQ đánh tráo” trong vụ kiện này cũng như trong yêu sách phi lý của họ ở Biển Đông?- Tiến sỹ Trần Công Trục: Nhằm thực hiện tham vọng đường lưỡi bò, Trung Quốc đã giải thích và vận dung sai các quy định của UNCLOS có liên quan đến chế độ các đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, các bãi cạn, đá… để cố tình áp đặt một số bãi ngầm, bãi cạn thuộc vùng kinh tế đặc quyền, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông trở thành bộ phận của các quần đảo và các bãi ngầm ở giữa Biển Đông mà họ nhận “chủ quyền” và đặt ra tên gọi là Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa, để từ đó biện hộ cho yêu sách đường biên giới biển “lưỡi bò” phi lý của họ, băng cách vạch ra hệ thống đường cơ sở bao quanh quần đảo theo tiêu chuẩn đường cơ sở của Quốc gia quần đảo. Trong thực tế TQ đã nhảy vào tranh chấp, đặc biệt là vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough nằm trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mà TQ gọi đó là “đảo Hoàng Nham” và cố tình ghép vào cái gọi là quần đảo Trung Sa, thực chất là một bãi ngầm có tên gọi Macclesfield hoàn toàn nằm lập lờ mặt nước Biển Đông . Hiện tại Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough bất chấp mọi nỗ lực phản đối của Philippines. Do đó, Philippines được quyền khởi kiện TQ xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough theo đúng quy định của UNCLOS. TQ vẫn không dừng lại, hiện nay họ đang tiếp tục vây ráp, gây sức ép định nhảy vào chiếm Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do phía Philippines đang kiểm soát. - PV: Theo ông, việc Trung Quốc cố tình đánh tráo những khái niệm này nếu chúng ta không làm rõ sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm nào?
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc |
- Tiến sỹ Trần Công Trục: Theo tôi việc này sẽ có rất nhiều hệ lụy. Trước hết, nếu không làm rõ việc TQ cố tình đánh tráo các khái niệm của UNCLOS ở Biển Đông sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho việc tùy tiện giải thích và vận dung sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có lợi cho những yêu sách của một số quốc gia có tham vọng độc chiếm các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của các quốc gia ven biển khác nói chung và các quốc gia ven Biển Đông nói riêng. Đối với khu vực Biển Đông, sự tồn tại của yêu sách đường biên giới “lưỡi bò” chính là trở ngại chủ yếu cho quá trình giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo đúng nguyện vọng của cộng đồng khu vực và quốc tế. Nếu không làm rõ những khái niệm này chính là tạo điều kiện thuận lợi cho yêu sách phi lý này tồn tại, thậm chị còn được khẳng định trong thực tế, điều này hết sức nguy hiểm và hậu quả khôn lường. Chính điều này sẽ gây nên tình trạng bất ổn về chính trị, xã hội, làm xói mòn miền tin, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của công đồng khu vực và quốc tế đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải trọng yếu của thế giới. Trong bối cảnh hiện nay khi ASEAN đang nỗ lực xây dựng sự đồng thuận trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán với TQ bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý một cách chặt chẽ thì việc làm rõ các khái niệm pháp lý trong tranh chấp lãnh hải cũng như vạch trần các khái niệm pháp lý trong UNCLOS bị Trung Quốc đánh tráo càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Vạch trần những “khái niệm bị đánh tráo” của TQ ở Biển Đông còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để dư luận hiểu đúng bản chất các diễn biến, vụ việc trên thực địa theo sát tinh thần các điều khoản trong UNCLOS. Truyền thông, báo chí Việt Nam sẽ có cơ sở đối chiếu và bác bỏ các quan điểm sai trái xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, tránh những nhầm lẫn nguy hiểm về khái niệm để đối phương lợi dụng gây bất lợi cho ta.
- PV: Xin cảm ơn ông!
- PV: Xin cảm ơn ông!
Hồng Thủy