Vừa qua, hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes bị dừng đặt tên đường tại Thành phố Đà Nẵng khiến dư luận tranh cãi trái chiều.
Với Alexandre de Rhodes, nhiều tài liệu đã viết rõ về ông, nhưng Francisco De Pina thì còn quá ít người biết đến do thiếu nguồn tham khảo.
Chúng tôi ghi lại tham luận của Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Roland Jacques (người gốc Pháp hiện sống ở Canada) tại “Hội thảo khoa học 100 năm chữ quốc ngữ” tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cho bạn đọc có thêm một góc nhìn về Francisco de Pina.
Chúng tôi cô gắng chuyển tải tham luận này theo văn phong của Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Roland Jacques (Giáo sư trình bày bằng tiếng Việt).
Tham luận “Vài suy niệm về Francisco de Pina và những bước đầu tiên trong việc hình thành chữ quốc ngữ”.
Giáo sư Roland Jacques (ngoài cùng bên phải). (Ảnh do tác giả cung cấp) |
Francisco de Pina – một học giả người Bồ Đào Nha
Francisco de Pina (1585-1625), là giáo sĩ người người Bồ Đào Nha gia nhập Dòng Tên (Thành phố Coimbra) lúc 19 tuổi.
Sau khi tốt ngiệp, ông được sai đến Đông Ấn vào năm 1608 và tiếp tục học về Văn hóa và Thần học tại Học viện Macau.
Francisco de Pina sinh ra và qua đời trong những năm đen tối của triều đại Filipe (Bồ Đào Nha). Nhưng trong những năm này, những người yêu nước đã đứng lên để duy trì sự tinh khiết và đặc thù của tiếng Bồ Đào Nha.
Cũng trong những năm đó, tác phẩm của nhiều tác giả về ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha thông qua chính tả đã trở nên nổi tiếng. Tất cả những công trình đó là những công cụ giúp Francisco de Pina giải quyết ngữ âm của tiếng Việt sau này.
Trong các ngôn ngữ tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha có ngữ âm, cả phụ âm và nguyên âm phức tạp hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ Việt Nam cũng vậy. Vào đầu thế kỉ 17, nó (tiếng Việt) bị coi là một phương ngữ dân làng, không có khả năng mang văn hóa. Việc quản trị, giáo dục học tập và cả thơ ca đều phải dùng đến tiếng Trung Hoa.
Bộ Giáo dục chưa có phương án nào cải tiến chữ quốc ngữ |
Hệ thống chữ Nôm không thể vượt qua một cố gắng mông lung về ngữ âm tiếng Việt.
Đây chính là trực giác phía đằng sau quốc ngữ: những người tiên phong (giáo sĩ phương Tây) muốn trả lại cho ngôn ngữ Việt Nam một vị thế cao quý.
Họ cần một công cụ chính xác để khắc phục những thiếu sót, cùng với cách phát âm chính xác, đồng thời toát lên vẻ đẹp âm nhạc, nhịp điệu và tính biểu cảm của nó.
Tất nhiên, ngữ âm của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt rất khác nhau, nhưng việc nghiên cứu về ngôn ngữ Bồ Đào Nha trước kia đã đóng góp một phương pháp hiệu quả. Nhờ đó, Francisco de Pina và môn đệ của ông có thể mô tả chính xác các âm vị và ghi chép chúng cách cố định bằng chữ cái Latinh bởi sự trợ giúp của các dấu phụ.
Sau khi Francisco de Pina qua đời, chính tả tiếng Việt trải qua một vài thay đổi, nhưng rất ít. Điều chỉnh quan trọng nhất là do từ điển mang tên Pigneau de Béhaine.
Tác phẩm này nổi lên vào một thời điểm mới, khi chữ quốc ngữ không còn nằm dưới sự kiểm soát của của người châu Âu, mà trở thành đặc quyền của thế hệ trẻ Việt nam.
Sau năm 1625 (Francisco de Pina qua đời), tất cả những người tham gia vào việc soạn thảo tác phẩm đã được Francisco de Pina dự kiến, đó là từ điển được xuất bản vào năm 1651, sử dụng tiếng Bồ Đào Nha (có một phần công lao của Alexandre de Rhodes).
Francisco de Pina với nền văn hóa Việt Nam
Francisco de Pina không giống như những người truyền giáo khác đã quan niệm việc La Mã hóa (Bồ-đào-hóa) tiếng Việt là một công cụ thiết thực để truyền giáo.
Francisco de Pina tin rằng, ông và các đồng nghiệp nên có mối quan hệ mật thiết hơn với quốc gia, với tâm lí và văn hóa của người Việt Nam.
Nếu không, việc gieo Tin Mừng (truyền đạo – tác giả) vẫn là một việc bên ngoài, uổng công vì không bén rễ sâu và chỉ sinh hoa quả còi cọc.
Francisco de Pina quan tâm đến quy tắc của ngôn ngữ (tiếng Việt), nếu không, người học chỉ biết đến những dãy từ vô nghĩa, và Kitô giáo sẽ bị mất uy tín ngay từ đầu, vì không có khả năng nói đúng.
Ngoài cú pháp (quy tắc), Francisco de Pina cũng rất quan tâm đến ngữ nghĩa tiếng Việt – việc này khó khăn hơn nhiều so với việc sửa lỗi phát âm.
Ngoài ra, Francisco de Pina còn quan tâm đến khối chữ vuông, chức là chữ Nôm của người Việt.
Có một chuyện thật đáng tiếc là, khi từ điển Alexandre de Rhodes được xuất bản thì các sử gia không hề nhắc đến công lao của Francisco de Pina vì những lí do khác nhau.
Về sau, từ điển của Pigneaux (Bá Đa Lộc) được xuất bản hay Paulus Huỳnh Tịnh Của hoặc Petrus Trương Vĩnh Kí dịch các văn bản văn học ra chữ quốc ngữ cũng xuất phát từ ý tưởng của Francisco de Pina.
Chúng tôi có thể khẳng định rằng, ngày nay tầm nhìn của nhà tiên phong Francisco de Pina đang dần dần hiện thực hóa trước mắt chúng ta.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Tất cả những ai yêu thích ngôn ngữ Việt Nam và ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôn ngữ này phải biết cách bày tỏ lòng tôn kính đối với Francisco de Pina – ông tổ của quốc ngữ.