Nhiều Đại biểu Quốc hội lo lắng về chính sách tín dụng dành cho sinh viên ngành sư phạm (để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học và sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm).
Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn cần Thơ) nhận định, 20 năm qua đã có chính sách miễn, giảm học phí bằng việc nhà nước cấp bù kinh phí cho các trường có đào tạo sư phạm nhưng hiệu quả không cao.
“Học phí chỉ là một phần chi phí của người học, không phải là vấn đề quyết định sinh viên có theo hay không theo học sư phạm và ra trường làm việc trong ngành sư phạm.
Theo tôi, lương thầy cô giáo như thế nào và chính sách tuyển dụng mới là gốc của vấn đề và bài toán thu hút người học giỏi, người vào làm công tác trong ngành sư phạm mới khả thi, lúc đó vấn đề chất lượng đào tạo của ngành sư phạm mới giải quyết được”, đại biểu Phương nói.
Miễn, giảm học phí cũng khó thu hút được người tài vào ngành sư phạm. ảnh minh họa: Vietnam+ |
Vì vậy, theo Đại biểu Nguyễn Thanh Phương, ở Điều 89 của dự thảo Luật Giáo dục mà Quốc hội đang thảo luận, cần về học bổng và trợ cấp xã hội.
Ngoài các loại hình học bổng đang quy định thì nên quy định thêm nhà nước xây dựng chương trình học bổng quốc gia cho người học giỏi để đào tạo nhân tài mà khi thực hiện có thể ưu tiên về số lượng cho những người học ngành sư phạm mà không cần phải xây dựng tín dụng sư phạm.
Liên quan tới nội dung quy định tín dụng với sinh viên ngành sư phạm, Đại biểu Hứa Thị Hà (đoàn Tuyên Quang) nêu quan điểm: “Qua tìm hiểu tôi được biết, có một số lượng lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm không có cơ hội được tuyển dụng vào ngành giáo dục chứ không phải họ không có nguyện vọng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị ngoài việc áp dụng chính sách tín dụng thì cần quan tâm tới vấn đề quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm. Phải tính toán chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo mới, ưu tiên ngân sách cho những trường sư phạm có chất lượng đào tạo tốt, ưu tín và tạo cơ chế để bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường. Đó là kinh nghiệm của rất nhiều nước có nền giáo dục tốt. |
Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng ở đây là cần tổ chức công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục.
Làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ chứ việc thay đổi chính sách như vậy chưa giải quyết được gốc của vấn đề”.
Đại biểu Hà băn khoăn việc thay đổi chính sách này có thể đẩy cao áp lực trong tuyển dụng vào ngành giáo dục và có thể làm nảy sinh tiêu cực vì việc tuyển sinh còn quyết định đến vấn đề phải hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm hay không.
Hơn nữa, việc thay đổi này có thể làm giảm sức hấp dẫn, khó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
Trong khi đó Đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) ủng hộ quy định trong dự thảo luật miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay vốn tín dụng nhưng cũng lo lắng về những hệ lụy phía sau.
Đại biểu Tuyến nêu thí dụ: Có hai sinh viên cùng vay vốn, cùng thực hiện nguyện vọng là được học ngành sư phạm và cùng mong muốn sau khi ra trường được làm việc cho ngành giáo dục.
Một em sau khi tốt nghiệp xin được việc làm trong ngành giáo dục, phục vụ cho ngành đủ thời gian theo quy định và không phải hoàn trả khoản vay này.
Đôi điều băn khoăn của thầy Khang về chính sách miễn học phí sư phạm |
Em còn lại cũng có thể xin được việc làm trong ngành giáo dục nhưng vì bệnh tật hay hoàn cảnh riêng không thể phục vụ đủ thời gian trong ngành theo quy định thì cuộc sống lại khó khăn hơn vì phải trật vật, cực khổ đi kiếm tiền để trả khoản vay này.
Vô hình chung việc trả khoản vay này như một chế tài đối với người không làm việc trong ngành giáo dục hoặc làm không đủ thời gian.
"Theo tôi cơ quan soạn thảo cũng cần cân nhắc lại hình thức hỗ trợ bằng tín dụng sư phạm, nhất là khi hiện nay chúng ta cũng chưa có thể đảm bảo được tốt nhất việc làm cho sinh viên của sư phạm sau khi tốt nghiệp.
Việc không thể làm trong ngành giáo dục cũng là vấn đề khách quan nằm ngoài mong muốn chủ quan của học sinh tốt nghiệp”, Đại biểu Tuyến nêu quan điểm.
Nên sử dụng chính sách học bổng thay cho tín dụng?
Khác với nhiều ý kiến ủng hộ, Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) nói thẳng là “không đồng tình với chính sách này”, bởi lẽ việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm không phải là bản chất của vấn đề.
Đại biểu Bình nêu dẫn chứng: Theo báo cáo nguồn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay chúng ta có 65 trường đại học đào tạo về sư phạm. Quy mô đào tạo năm 2017 là 105.462 sinh viên và số sinh viên tốt nghiệp năm 2016 đến này thất nghiệp là 19%.
Trường cao đẳng là 49, quy mô đào tạo năm 2017 là 43.972 sinh viên, số sinh viên tốt nghiệp năm 2016 đến nay chưa có việc làm sau 12 tháng là 18%.
Trường trung cấp là 41 với hơn 13.551 sinh viên đào tạo quy mô năm 2017.
“Như vậy, chúng ta thấy rằng sinh viên học chính các trường đại học sư phạm ra trường chưa có việc làm còn tỷ lệ rất lớn.
Bây giờ chúng ta miễn học phí sinh ra mâu thuẫn mất công bằng, vay tín dụng vì nếu chúng ta đặt vấn đề vay tín dụng với không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập và không thể trả khoản vay tín dụng.
Không trả khoản vay tín dụng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao như vậy ai xử lý trả khoản tiền này cho các ngân hàng”, Đại biểu Bình đặt vấn đề.
Theo Đại biểu Nguyễn Thái Bình, điều quan trọng là phải nâng cao được chất lượng đào tạo sư phạm: Cho vay tín dụng nên thay bằng chính sách học bổng, thắt chặt chất lượng đầu ra của sinh viên, tạo việc làm cho sinh viên sư phạm.
Từ đây tôi đề nghị xem lại điểm b khoản 1 Điều 77: "Sinh viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm đối với sinh viên trung học cơ sở", nên chăng chỉ sử dụng giáo viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm không sử dụng các ngành khác để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo”.