Hiện nay vấn đề bắt hay nói đúng hơn là ép giáo viên trực trường không công trái quy định vẫn diễn ra tại các cơ sở giáo dục như trực tết, trực lễ, trực hè,... thậm chí có nơi còn có cả trực đêm.
Trước hết, tôi xin được nêu lại thời gian được nghỉ của giáo viên (thời gian này giáo viên được nghỉ ngơi mà không phải tham gia các hoạt động khác nếu có hoạt động khác bất khả kháng thì phải được sự đồng ý của giáo viên và phải được trả tiền làm thêm giờ theo Luật Lao động) đó là các ngày nghỉ như sau:
Tại Điều 5 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT cũng nêu rõ, giáo viên có thời gian nghỉ hàng năm gồm nghỉ hè, nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
Trong đó, nghỉ hè hàng năm là 2 tháng được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có); nghỉ Tết, nghỉ học kỳ;
Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 bao gồm: Tết Dương lịch; Tết Âm lịch; Ngày Chiến thắng (30/4); Ngày Quốc tế lao động (1/5); Ngày Quốc khánh (2/9); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)…
Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau mà vấn đề trực trường thậm chí trực cả ban đêm của giáo viên vẫn diễn ra trái Luật bởi vì hiệu trưởng phân công, giáo viên không biết dựa vào đâu để phản ứng.
Thì nay với quy định mới nếu thủ trưởng đơn vị bắt giáo viên trực mà không trả tiền làm thêm giờ theo quy định thì mỗi trường hợp sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Nếu hiệu trưởng ép giáo viên trực không công trong các ngày nghỉ theo quy định thì có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. (Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn). |
Cụ thể, tại ngày 01/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ở khoản 2 Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”
Như vậy với quy định trên thì nếu hiệu trưởng ép giáo viên trực không công trong các ngày nghỉ theo quy định thì có thể bị phạt đến 20 triệu đồng, bên cạnh phải bị xử lý theo Luật Viên chức.
Bên cạnh đó còn có điều khoản quan trọng mà các cơ sở giáo dục hay mắc phải đó là nếu giáo viên trước nghỉ hưu trong năm cuối cùng công tác nếu không giãm số giờ công tác sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng.
Trực Tết không có tiền cũng khổ mà có tiền cũng khổ |
Cụ thể, tại điểm b, khoản 1, của điều trên:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định”.
Về việc giáo viên hay người lao động năm trước khi nghỉ hưu được rút ngắn thời gian làm việc được quy định cụ thể như sau: Tại Khoản 3, Điều 166 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
“Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời gian làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”.
Bên cạnh đó, tại Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ về thời gian làm việc có hưởng lương thì người sử dụng phải chi trả lương đối với thời gian làm việc được rút ngắn mỗi ngày (ít nhất 1 giờ) đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Như vậy, tùy theo điều kiện nhưng giáo viên ở năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu sẽ được giảm ít nhất 1 giờ làm việc (hoặc ít nhất 1 tiết).
Trích “Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Nghị định 28/2020/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.”
Bên cạnh đó, tại Nghị định trên còn có rất nhiều quy định về việc xử phạt về lao động, làm thêm giờ, ký kết hợp đồng lao động, giao việc,… Nghị định có hiệu lực từ 15/4/2020.
Tham khảo cụ thể tại địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bao-hiem/Nghi-dinh-28-2020-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-lao-dong-bao-hiem-377300.aspx