Bên dòng sông Xê – Pôn, các điểm trường của trường Tiểu học Thanh nằm dải dác, vắt vẻo trên những con đồi dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Là địa bàn đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm 94,16%, hộ nghèo vẫn còn chiếm 70% dân số toàn xã.
Hành trình tìm đến con chữ của các em học sinh vùng khó lại càng vất vả, gieo neo hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Thanh cho biết: “Các em ở vùng khó, nhà nghèo nhưng các em rất hiếu học. Trường không có điều kiện nên những em ở xã phải tự mang cơm ở nhà đi ăn trưa. Chiều lại học tiếp.
Vì nghèo khó, nhìn bữa cơm trưa của các em ở trường thật quá xót xa…”
Trường tiểu học Thanh hiện có 588 học sinh trải khắp 5 điểm trường. Điểm xa nhất là điểm Pa Lọ cách trường chính 8km.
Tuy cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần “chịu thương, chịu khó” của các cô giáo cắm bản thì đời sống tinh thần và công tác dạy – học của cô trò ở nơi đây vẫn luôn đảm bảo tốt.
Thế nhưng, nhìn những bữa cơm trưa các em ăn để lấy sức học lấy con chữ giữa đại ngàn Trường Sơn thật quá vất vả khó khăn:
|
Mỗi ngày, dù nắng hay mưa, các em học sinh từ các điểm xa đều vui vẻ đến trường, trên tay là một giỏ cơm, bữa trưa của các em. Ảnh: LC |
|
Điểm trường Thanh 4 cách trường chính 8km, các em đi lại vất vả, khó khăn. Tại điểm Thanh 4 có 178 em học sinh theo học. Cơ sở vật chất có thể gọi là tạm ổn để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. |
|
Sau giờ học, bàn học được các em "tận dụng" thành bàn ăn. |
|
Bữa trưa của các em là cơm trắng, cơm trắng và một chút đồ nướng. |
|
Hiếm lắm mới có em có chút cá nướng, còn lại là cơm trắng được đựng trong túi ni - lông. |
|
Cá được bắt tại các con suối đổ về sông Xê - Pôn. |
|
Cơm trắng vấn là chủ đạo. |
|
Bữa cơm trưa của học trò tại điểm trường Ta Nua Cô. |
|
Chút cá mặn qua bữa.* |
|
Bát cơm của học trò miền biên giới với đủ cả...đầu rắm, ếch, chuột....* |
|
Có em chỉ có cơm không...* |
|
Chuột nướng còn nguyên lông là món ăn trưa của đến trường của các em.* |
* Bữa ăn tại điểm trường Ta Nua Cô
Trần Phương