Chi tiêu quân sự thế giới giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế

10/10/2012 08:31
Đông Bình
(GDVN) - "Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, tốc độ tăng trưởng chi tiêu quân sự thế giới về thực chất là đi xuống".
Chi tiêu quân sự Mỹ đứng đầu thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai Trung Quốc. Trong hình là xe tăng chiến đấu M1A1 Mỹ tác chiến tại Iraq
Chi tiêu quân sự Mỹ đứng đầu thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai Trung Quốc. Trong hình là xe tăng chiến đấu M1A1 Mỹ tác chiến tại Iraq

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc dẫn đánh giá của Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Quốc tế cho rằng, mặc dù chi tiêu quân sự năm 2010-2011 đã đạt giá trị lớn nhất trong 8 năm gần đây, lần lượt là 1.601,491 tỷ USD và 1.639,972 tỷ USD, sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, tốc độ tăng trưởng chi tiêu quân sự thế giới về thực chất là đi xuống.

Theo thống kê của ЦАМТО, 8 năm gần đây (2004-2011), tỷ lệ chi tiêu quân sự thế giới trong GDP thế giới bình quân là 2,44%, giá trị tối thiểu vào năm 2007, chiếm 2,33%.

Trong thời gian từ năm 2004-2011, phạm vi biến động tỷ lệ chi tiêu quân sự thế giới trong GDP từ giá trị tối thiếu 2,33% năm 2007 đến giá trị tối thiểu 2,64% năm 2009.

Tỷ lệ cụ thể là: năm 2004 là 2,37%; năm 2005 là 2,38%; năm 2006 là 2,4%; năm 2007 là 2,33%; năm 2008 là 2,48%; năm 2009 là 2,64%; năm 2010 là 2,55%; năm 2011 là 2,36%.

Phải thấy rằng, tỷ lệ chi tiêu quân sự trong GDP đạt giá trị tối đa trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (2008-2010). Như vậy, giá trị tối đa xuất hiện trong giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính thế giới căng thẳng nhất.

Đây là do, giá trị GDP thế giới năm 2009 (57.538 tỷ USD) so với năm 2008 (60.937 tỷ USD) trên thực tế là đi xuống, trong khi đó quy mô chi tiêu quân sự thế giới năm 2009 (1.521 tỷ USD) và năm 2008 (1.511 tỷ USD) cơ bản thuộc mức ngang nhau. Nói cách khác, khi nền kinh tế thế giới đi xuống, ngân sách chi tiêu quân sự cũng ở mức tối thiểu.

Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể thấy rõ xu thế giảm tốc chi tiêu quân sự của thế giới. Bắt đầu từ năm 2009, xu thế này đặc biệt rất rõ.

Tàu ngầm thông thường của Hải quân Trung Quốc neo đậu tại căn cứ.
Tàu ngầm thông thường của Hải quân Trung Quốc neo đậu tại căn cứ.

Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng tương đối của chi tiêu quân sự thế giới là, năm 2005 so với năm 2004 tăng 8,4%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 9,53%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 9,43%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 16,89%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,67%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5,28%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 2,36%.

Giá trị tuyệt đối chi tiêu quân sự thế giới hàng năm là: năm 2004 là 994,965 tỷ USD, năm 2005 là 1.078,575 tỷ USD, năm 2006 là 1.181,324 tỷ USD, năm 2007 là 1.292,732 tỷ USD, năm 2008 là 1.511,101 tỷ USD, năm 2009 là 1.521,227 tỷ USD, năm 2010 là 1.601,491 tỷ USD, năm 2011 là 1.639,972 tỷ USD.

Chi tiêu quân sự thế giới trong 8 năm (2004-2011) tổng cộng là 10.821,347 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP năm 2004-2011 là: năm 2004 là 41.962 tỷ USD, năm 2005 là 45.385 tỷ USD (tăng 8,16% so với năm 2004), năm 2006 là 49.143 tỷ USD (tăng 8,28% so với năm 2005), năm 2007 là 55.459 tỷ USD (tăng 12,85% so với năm 2006), năm 2008 là 60.937 tỷ USD (tăng 9,88% so với năm 2007), năm 2009 là 57.538 tỷ USD (giảm 9% so với năm 2008), năm 2010 là 62.836 tỷ USD (tăng 9,2% so với năm 2009), năm 2011 là 69.464 tỷ USD (tăng 10,55% so với năm 2010). Tổng lượng GDP thế giới 8 năm này là 442.723 tỷ USD.

Ấn Độ được cho là người "chịu chơi" nhất trong việc mua sắm vũ khí trang bị tiên tiến của nước ngoài.
Ấn Độ được cho là người "chịu chơi" nhất trong việc mua sắm vũ khí trang bị tiên tiến của nước ngoài.

Trong thời gian này, tỷ lệ tăng trưởng tương đối hàng năm của GDP thế giới đã vượt tốc độ tăng trưởng chi tiêu quân sự: Năm 2007 lần lượt là 12,85% và 9,43%, năm 2010 lần lượt là 9,2% và 5,28%, còn năm 2011 lần lượt là 10,55% và 2,36%. So sánh kinh tế thế giới và chi tiêu quân sự toàn cầu 2 năm gần đây rõ ràng đã xuất hiện xu thế tăng trưởng nhanh chóng.

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra (từ năm 2007), cũng chính là ở thời kỳ tăng trưởng kinh tế ổn định và thời kỳ khủng hoảng kinh tế (năm 2009), tốc độ chi tiêu quân sự đã vượt tốc độ tăng trưởng GDP: Năm 2005 lần lượt là 8,4% và 8,16%, năm 2006 lần lượt là 9,53% và 8,28%, năm 2008 lần lượt là 16,89% và 9,88%, năm 2009 lần lượt là 0,67% và -9,2%.

Đông Bình