Chia sẻ kinh nghiệm và mô hình xây dựng thành phố thông minh 4.0

21/03/2019 09:10
TẤN TÀI
(GDVN) - Các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp, ý tưởng để giúp xây dựng một đô thị thông minh, bền vững.

Ngày 20/3, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức “Hội thảo quốc tế về Công nghệ Truyền thông và Điện toán 2019”, quy tụ nhiều nhà khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực điện toán và truyền thông ở trong nước và thế giới.

Các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế tham dự hội thảo.
Các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế tham dự hội thảo.

Các nhà khoa học, chuyên gia sẽ làm việc tại Đại học Đà Nẵng trong các ngày từ 20 đến 22/3. Đây cũng là dịp để các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, gặp gỡ, thảo luận các vấn đề thời sự liên quan đến Công nghệ Truyền thông và Điện toán.

Đồng thời cũng là dịp chính thức công bố các kết quả nghiên cứu, hợp tác học thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như: Trí tuệ nhân tạo, Tính toán và phân tích dữ liệu;

80% lao động không có kỹ năng tham gia nền kinh tế số

Khoa học tính toán, hạ tầng thông tin thiết yếu cho cách mạng công nghiệp 4.0... Từ đó, đưa ra các giải pháp, ý tưởng thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thế hệ mới để phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc Đại học Đà Nẵng đánh giá cao và nêu bật ý nghĩa của sự kiện khoa học mang tầm vóc quốc tế lần này, đặc biệt trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong kỷ nguyên số.  

“Gần 45 năm qua, Đại học Đà Nẵng luôn đóng vai trò chủ lực trong đào tạo nguồn nhân lực, bình quân mỗi năm cung ứng trên 10.000 kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ;

Công bố trên hơn 150 công trình khoa học trong các tạp chí uy tín quốc tế (thuộc hệ thống Institute for Scientific Information - ISI và Scopus). Các công bố khoa học của Đại học Đà Nẵng đạt mức độ ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Các kết quả nghiên cứu khoa học của Đại học Đà Nẵng đã được ứng dụng và chuyển giao công nghệ đến các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng giá trị hơn 3 triệu USD/ năm...”.

Giám đốc Đại học Đà Nẵng cũng khẳng định, hội thảo lần này có ý nghĩa rất thiết thực trong bối cảnh Việt Nam và các thành phố lớn như Đà Nẵng đang định hướng phát triển trở thành “thành phố thông minh hơn”.

Ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chia sẻ: “Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò nền tảng công nghệ thiết yếu của một đô thị thông minh.

Bộ trưởng Nhạ xác định: Trường sư phạm tốt là "đột phá trong đột phá"

Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thế hệ mới tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã tiệm cận mức độ hiện đại, tiên tiến của khu vực và thế giới.

Tiếp theo sau giai đoạn ứng dụng công nghệ, trong giai đoạn phát triển mới của Đà Nẵng (2020-2030), thành phố cần đầu tư triển khai nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ mới, phục vụ xây dựng Đà Nẵng, thành một đô thị thông minh bền vững.

Với trình độ nhân lực khoa học công nghệ hiện tại của thành phố, hợp tác khoa học công nghệ quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh quá trình nâng cao năng lực sáng tạo.

phát triển công nghệ mới của thành phố, sớm tiếp cận trình độ sáng tạo công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới”.

Qua hội thảo này, ông Dũng bày tỏ hy vọng các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp, ý tưởng.

Qua đó, giúp thành phố xây dựng được một kế hoạch, chương trình khả thi cho việc triển khai phát triển Đà Nẵng thành một đô thị thông minh bền vững, phù hợp với đặc thù địa lý, kinh tế và xã hội của địa phương, khu vực.

TẤN TÀI