Chuyện ít biết bên trong lớp học Harvard Global Leadership

25/08/2019 07:45
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Vài mẩu chuyện nhỏ ở lớp học Harvard Global Leadership vào tháng 2/2019 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ, khi tội ác đã và đang được thực hiện ở ngay lớp học này.

Có câu nói của nước Mỹ - A. Lincoln: “Những kẻ nào không tôn trọng tự do của người khác, kẻ đó không xứng đáng được hưởng tự do cho chính họ”. [1]

Và đây là lời nói của Phó Tổng Thống Mỹ, dựa trên chính nguyên lý Thiên Chúa Giáo, mà nước Mỹ ghi nhận trên mọi hoạt động của họ, như một kim chỉ nam cho đạo đức dân tộc Mỹ: “Nước Mỹ, nợ máu trả máu, nợ danh dự trả danh dự, nợ tiền, trả tiền”. [2]

Câu hỏi là, họ trả nợ máu, nợ danh dự, nợ tiền toàn thế giới và cho chính 360 triệu nhân dân Mỹ bằng giá nào [3]? Bằng tội ác với ai? 

Vài mẩu chuyện nhỏ ở lớp học Harvard Global Leadership (“HGL”) ở Boston vào tháng 2/2019 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ, khi tội ác đã và đang được thực hiện ở ngay trong lớp học, cho những thế hệ tương lai ở độ đuổi 20 và để chuẩn bị cho “những nhà lãnh đạo toàn cầu”.

Chuyện cái ô, chuyện những kẻ làm những công việc MA – Lời nhắn cho tương lai của Ấn Độ và các nước khác, trong những trường hợp tương tự.

Trường Harvard. (Ảnh minh họa: vnews.am).
Trường Harvard. (Ảnh minh họa: vnews.am).

Lớp học HGL được tổ chức miễn phí cho tất cả sinh viên tại Boston vào tháng 2/2019, với mục đích nâng cao năng lực hoạt động toàn cầu cho giới trẻ sinh viên ưu tú.  

Khoảng 30 bạn xuất sắc nhất đại diện cho từng ấy màu sắc, dân tộc và có lẽ hầu hết đều là dân Mỹ nhập cư, trừ một số dân châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Sing và đâu đó Mỹ - La tinh cùng Đức, Tây Ban Nha…Đầy đủ anh hùng tứ chiến mà theo ai đó có chia sẻ, chương trình này đủ để làm marketing cho toàn cầu.

2 bạn trẻ, Rohit và Ajia, sinh viên ưu tú của MIT và họ mang tinh thần, trí tuệ của Ấn Độ đến tham gia HGL. Họ ở cùng đội nhóm của tôi trong suốt 5 ngày học. 

Tôi quý mến họ, bởi lịch sử làm việc của tôi với châu Á, với Ấn Độ, qua hơn 5 năm ở tập đoàn lớn nhất toàn cầu về FMCG, về 2 lần đến thăm Ấn và những gì gần gũi về văn hóa tâm linh Phật giáo của người Việt qua những di sản Phật giáo của Ấn. 

Sinh viên MIT và trong ngành công nghệ thông tin, họ tự hào về chỉ số IQ>160, họ học và chơi đều “khủng”.

Hai bạn này, những gương mặt sáng sủa, lanh lẹ và vô cùng tự tin, trình bày về những dự án và ý tưởng của họ, tôi sẽ tóm tắt dưới đây để chúng ta có thể học hỏi, chỉ thiếu điều duy nhất, điều cốt yếu nhất, cho chính họ, tương lai của nước Mỹ (nếu họ ở lại Mỹ) hay tương lai của Ấn Độ (nếu họ về lại Ấn sau khi học xong ở Mỹ), hay tương lai của thế giới này, nếu nhìn họ như những đại diện cho tương lai chung của tất cả:

“Đó là thế hệ vô cùng thông minh và chỉ thiếu duy nhất, trái tim, tâm hồn, cảm xúc, ý thức, lý trí như một con người để hiểu rằng, là con người, những con người họ nói về đối tượng để họ làm thị trường toàn cầu, họ cần là con người, một con người đúng nghĩa, chứ không phải làm một con người MA”.

Nền giáo dục của Ấn Độ, hay nền giáo dục Mỹ, hay nền giáo dục hiện nay đã và đang sản sinh ra những thế hệ vô cùng nhiều thông tin, xuất sắc trong sử dụng và khai thác công nghệ, nhưng hoàn toàn vô cảm trong nhận thức và thực hiện những hoạt động cần thiết để hiểu về giá trị thật của một con người là gì, để từ đó hiểu được chúng ta nhìn đến con người khác, những đồng loại của chúng ta, như một con người.

Tại sao Harvard không cứu nổi giáo dục Mỹ?
Tại sao Harvard không cứu nổi giáo dục Mỹ?

Ajia, bạn gái trẻ nhanh nhẹn trình bày về lựa chọn cái ô cho câu hỏi: “Bạn sẽ dùng gì để marketing cho thị trường, nơi bạn là người mới?”. 

Theo bạn này, ô là vật dụng ai cũng cần, dùng được mọi chốn, mọi nơi và cơ bản nhất, ai cũng có thể dùng được, đi theo tinh thần của chương trình này là Common Good (Dịch vụ ai dùng cũng tốt, việc tất cả ai dùng cũng đều không làm hại gì đến ai khác). 

Khi các bạn trong nhóm này ca ngợi, ý tưởng hay quá, nhất là đang biến đổi thời tiết, trời mưa ở Boston và ở khắp nơi, dễ thích hợp với tất cả.

Tôi buồn cười quá, nhưng chỉ hỏi nhỏ lại bạn gái: “Này, hãy nói cho tôi biết, ở Ấn Độ hiện nay có bao nhiêu trăm triệu con người, nhất là trẻ em gái và phụ nữ đang sống ở mức đói nghèo tuyệt đối, dưới $1/ngày để có đủ tiền mua ô đi ngày nắng hay mưa? 

Hãy nói cho tôi biết, tỷ lệ dân giàu có và đến Mỹ học trình bày về dự án ô này với lời trình bày đi “start up toàn cầu” (khởi nghiệp, lời kêu gọi khắp nơi khắp chốn)? 

Hãy chỉ dùm tôi, ở ngay New Delhi, bất bình đẳng xã hội của các bạn đã và đang giải quyết thế nào, nếu mang ô này về đó để mua hay bán?”. [4]

Bạn gái đăm chiêu, và im lặng.  

Bạn biết bạn và tất cả chúng tôi ở đó chỉ là đang “diễn”, nhưng bài diễn của bạn để marketing toàn cầu đó, chỉ với một đứa ngù ngờ như tôi ở Việt Nam, tôi giúp cho bạn hiểu rõ sự thật của Ấn Độ, của Việt Nam và vô số các quốc gia đang được Mỹ giáo dục cho nền giáo dục “diễn”. [5]

Rohan, bạn trai dễ thương và vẽ trên máy tính bằng các loại phần mềm xuất sắc, chuyên ngồi cạnh tôi và vào ngày chúng tôi nhận giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học, tôi còn ôm hôn và nhắn gửi:

“Hãy cho tôi gửi lời đến tất cả bạn bè tôi, những trẻ em và nhân dân đói nghèo ở Ấn. Rohan, đừng chỉ biết vẽ trên phần mềm, hãy biết rõ nỗi đau của con người”.

Rohan có lấy ví dụ về thời đại mới, những kẻ vô hình (invisible people), làm những việc vô hình, gửi đến cho những hệ thống vô hình (invisible programing networkings) và cho đến chết, họ cũng vẫn chỉ là những kẻ vô hình. [6] 

Tôi ngạc nhiên khi thấy các bạn trẻ đó cười vô tư với trình diễn của Rohan trong lớp. Tôi buộc phải hỏi lại, bạn có biết Ấn Độ đó bao năm, bao thế kỷ, bao thập kỷ, chúng ta đã và đang đóng chính vai đó không? 

Nhất là khi chính người dân Ấn Độ được trở thành nơi “outsourcing” các dịch vụ như trả lời điện thoại, cung ứng các dịch vụ tele-centre cho các quốc gia phát triển, nhất là Mỹ, với giá lao động rẻ và có thể nói tiếng Anh tạm được. [7]

Điều mà tất cả đều hiểu, giá của outsourcing là gì và giá để Ấn có thể dùng dịch vụ nhận làm outsourcing từ các nước để trở thành một nước đang phát triển với mức sống trung bình cũng không hề dễ với một thế giới đa dạng và đông dân 1,5 tỷ.  

Vậy nhưng những con người ưu tú của Ấn lại mô tả rất thản nhiên về “những con người MA”, “những công việc MA”, mà ở Singapore vào năm 2000, tôi đã được nghe bằng những từ là 3D jobs (Dirty – Dangerous – Demanding, Những công việc bẩn thỉu, Nguy hiểm và Có nhu cầu cao). [8]

Chuyện về khoa học và những hệ lụy xuyên thời đại
Chuyện về khoa học và những hệ lụy xuyên thời đại

Tôi tin vào những trí tuệ và thông minh vượt bậc của dân tộc Ấn, nhưng tôi xin các bạn, hãy nhìn rõ vào sự thật. Sự thật là chúng ta là dân đi làm thuê, dân đi “diễn” thuê, dân đi làm những việc 3D cho những kẻ khác và để nhặt bạc cắc. [9]

Khi họ cho chúng ta tụ tập tại HGL này, miễn phí và đặt tên nó dưới danh nghĩa Common Good, toàn bộ chương trình, tên tuổi, con người, tư duy và hoạt động của chúng ta được mua bán với giá rẻ, bởi họ dùng đó để kinh doanh toàn cầu và kiếm bạc tỷ, trên chính cuộc đời được “diễn” ở đó.

Các bạn Ấn thân mến, hãy nói cho tôi, hàng trăm triệu người Ấn đói nghèo có hưởng lợi từ Commmon Good ở chương trình HGL này không?

Hàng tỷ người nghèo đói ở trên thế giới này, với mức nghèo đến độ không có đủ lương thực để sống, chúng ta gọi họ là gì?

Khi họ còn chưa có  điện thoại, chưa có máy tính, chưa có nước sạch và nhà vệ sinh và họ còn chưa biết đến những “công việc MA, dành cho những con người MA”?

Tôi muốn nói điều này, để nhắc lại tội ác ở Boston, bởi ở chính Boston, những kẻ MA đó đã đe dọa liên tục trong 4 tháng về “họ đồng thuận giết chết tôi”, bởi hình ảnh và cuộc đời tôi được dùng như “Common Good”, họ đẩy tội ác lên cao nhất có thể, bằng chính những gì là tử tế của tôi trong quá trình tôi đến Harvard tự học và thực hiện thiện nguyện cho dân nghèo cùng đường ở Mỹ. [10]

Chúng ta đang nói đến đạo đức và giáo dục, ở một đại học uy tín nhất thế giới (Harvard), ở một mảnh đất đại diện cho giá trị và tinh thần Mỹ (Boston), nhưng tội ác lại diễn ra ngay chính trong lớp học, ngay chính trong trường Harvard và tại nhà thờ, nơi linh thiêng dành cho Chúa, dành cho những tâm hồn tử tế và thiện lương đang đi làm thiện nguyện.

Nếu hôm nay, nước Mỹ im lặng trước những tội ác và lời đe dọa về “đồng thuận giết người” ở ngay tại Boston/Mỹ, còn ai để tin rằng, chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục tử tế cho thế hệ tương lai?

Nếu hôm nay, nước Mỹ giáo dục cho các thế hệ trẻ Ấn nói về công việc MA – con người MA, mà quên không nhắc cho họ nhớ về nỗi đau lịch sử hàng thế kỷ của Ấn và chỉ ngay đây thôi, với 30 năm đi “làm thuê ngoài” về dịch vụ MA cho các quốc gia như Mỹ, những con người như Rohan, Ajia họ được giáo dục để làm gì cho tương lai, khi họ không hề hiểu về những mặt trái của những gì đã và đang đến với chính đất nước và con người Ấn?

Sự thất bại của giáo dục con người, hay sự thất bại của tử tế, lương thiện với những tham vọng của những kẻ muốn thống trị thế giới, qua những chương trình kết nối toàn cầu, chỉ thiếu đạo đức và lòng tử tế với con người?

Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn và kinh nghiệm của riêng tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Tòa soạn.

Tài liệu tham khảo:

[1] A. Lincoln, “Those who deny freedom to others deserve it not for themselves;

[2] CNN. Korean War’ Americans killed welcome home!

[3] https://www.thebalance.com/u-s-trade-deficit-causes-effects-trade-partners-3306276;

[4] https://www.wider.unu.edu/publication/inequality-india-rise; https://www.unicef.org/stories/how-parents-india-keeping-girls-in-school-away-from-early-marriages;

[5] http://antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Mot-nen-giao-duc-dien-la-mot-nen-giao-duc-chet-526385/;

[6] Ghost work – How to stop Silicon Valley from building a new global underclass; M. Gray & S. Suri

[7] That used to be US, T. Friedman;

[8] https://en.wikipedia.org/wiki/Dirty,_dangerous_and_demeaning;

[9] [7]; Internet is NOT the answer, A. Keen;

[10] Từ dòng chảy thương mại toàn cầu đến những tội ác toàn cầu, Nguyễn Thị Lan Hương, http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-duoc-song.html;  https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-dong-chay-thuong-mai-toan-cau-den-nhung-toi-ac-toan-cau-post200601.gd;

Nguyễn Thị Lan Hương