Dù coi trọng châu Á -TBD, Mỹ cũng không bỏ qua Trung Đông

14/12/2011 11:07
Đông Bình (Theo Sina)
(GDVN) - “Mỹ muốn tạo ra một môi trường khiến cho Trung Quốc không thể dùng sức mạnh đang gia tăng để hăm dọa nước khác” – theo học giả Mỹ.

Ngày 4/12, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản có bài viết “Trọng tâm ngoại giao Mỹ chuyển dịch sang châu Á” của tác giả Richard Haas - Hội trưởng Hội học thuật Ngoại giao Mỹ.

Richard cho rằng, Mỹ từng có những thất bại về chính sách ngoại giao. Trước đây, Mỹ chỉ quan tâm đến khu vực Trung Đông, mà không dành sự quan tâm thích hợp đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có triển vọng đóng vai trò quan trọng trong thế kỷ 21. Nói một cách ngắn gọn, trước đây, trong con mắt của Mỹ chỉ có một “phương Đông sai lầm”.

Mỹ khởi động lại quan hệ đồng minh truyền thống tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ khởi động lại quan hệ đồng minh truyền thống tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Sự thay đổi từ từ, chậm chạp

Nhưng may mắn là điểm chú ý của Mỹ dần dần thay đổi. Trên thực tế, diện mạo của chính sách ngoại giao Mỹ đang lặng lẽ thay đổi với ý nghĩa sâu sắc, cho dù sự thay đổi này từ từ, chậm chạp. Thực vậy, đây chính là sự “phát hiện lại” châu Á. Không có một từ nào thích hợp hơn để hình dung sự thay đổi này.

Châu Á là một trong những chiến trường lớn nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, châu Á và Tây Âu cùng đóng vai trò trung tâm. Hai cuộc chiến tranh lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh là Chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên cũng diễn ra tại đại lục châu Á.

Nhưng, cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, mức độ quan tâm của Mỹ đối với châu Á ngày càng giảm đi. 10 năm đầu sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ tập trung sự quan tâm chính ở khu vực châu Âu. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tập trung chú ý vào việc mở rộng NATO, kết nạp nhiều cựu thành viên Hiệp ước Warsaw, đồng thời tập trung vào cuộc nội chiến ở khu vực Nam Tư cũ.

Dịch chuyển sang hướng Đông bằng quân sự
Dịch chuyển sang hướng Đông bằng quân sự

Giai đoạn 2 của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ sự kiện 11/9. Trong 10 năm sau, Mỹ tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố, đã tiến hành can thiệp quân sự quy mô lớn đối với Iraq và Afghanistan. Hai cuộc chiến tranh này đã cướp đi tính mạng của hơn 6.000 người Mỹ, tiêu tốn hơn 1.000 tỷ USD. Hai vị Tổng thống Mỹ cùng các cộng sự của họ đã vô cùng lo lắng đối với nó.

Đến nay, cục diện này của chính sách ngoại giao Mỹ cũng sắp kết thúc. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trong năm nay sẽ rút quân khỏi Iraq. Binh lực quân Mỹ ở Afghanistan bắt đầu giảm đi. Tiếp theo, Mỹ chỉ cần giải quyết 2 vấn đề: tốc độ rút quân và quy mô, vai trò của quân Mỹ đóng tại Afghanistan sau năm 2014.

Nhưng, điều này không có nghĩa là Trung Đông không còn quan trọng, cũng không có nghĩa là Mỹ coi nhẹ Trung Đông. Tình hình hoàn toàn ngược lại.

Khu vực Trung Đông có trữ lượng lớn về tài nguyên dầu khí, hơn nữa luôn là khu vực liên tiếp xảy ra hoạt động khủng bố, tranh chấp thường xuyên. Iran đang chuẩn bị nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, một khi thành công, các nước khác chắc chắn sẽ bắt chước.

Hơn nữa, các nước Trung Đông đang trải qua một cuộc cải cách chính trị lớn hầu như sẽ làm thay đổi lịch sử. Ngoài ra, Mỹ có một mối quan hệ đặc biệt với Israel.

Máy bay, tàu chiến Mỹ sẽ hiện diện ở Darwin, miền bắc Australia
Máy bay, tàu chiến Mỹ sẽ hiện diện ở Darwin, miền bắc Australia

Mặc dù vậy, mọi người vẫn cho rằng, so với trước đây, Mỹ có thể giảm hoạt động ở toàn bộ khu vực Trung Đông. Một mặt, tổ chức Al Qaeda ở Trung Đông có xu hướng suy yếu, triển vọng con đường hoà bình của khu vực ảm đạm.

Một điểm then chốt nhất cũng là một sự thực không thể bác bỏ, cho dù nhìn từ góc độ nào, những nỗ lực to lớn của Mỹ hoàn toàn không đem lại những thành quả tương xứng. Mặt khác, khu vực châu Á-Thái Bình Dương tồn tại lý do đáng để Mỹ tăng cường mức độ can dự.

Thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương đã đến

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có dân số lớn, kinh tế phát triển tốc độ cao, tầm quan trọng về kinh tế của khu vực này dù có nhấn mạnh thế nào cũng không quá mức. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và hàng hoá của các công ty Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mỗi năm đạt 300 tỷ USD trở lên.

Hơn nữa, các nước châu Á- Thái Bình Dương đã nắm giữ nguồn đầu tư mạch máu của kinh tế Mỹ. Vì vậy, có thể nói, kinh tế Mỹ và toàn cầu muốn giành được thành công thì cần phải duy trì sự ổn định của khu vực này.

Thiết lập căn cứ quân sự mới cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Australia như là một bước đi chiến lược mới của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, buộc các nước trong khu vực phải điều chỉnh chiến lược
Thiết lập căn cứ quân sự mới cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Australia như là một bước đi chiến lược mới của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, buộc các nước trong khu vực phải điều chỉnh chiến lược

Mỹ gách vác rất nhiều trách nhiệm đồng minh đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippinese và Thái Lan, trong đó bao gồm tấn công ngăn chặn CHDCND Triều Tiên.

Ngoài ra, Mỹ muốn vận dụng mọi chính sách để tạo ra một môi trường không để cho Trung Quốc trỗi dậy sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của mình để hăm doạ các nước khác trong khu vực.

Do đó, gần đây những nỗ lực tăng cường quan hệ với Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á là hợp logic.

Mỹ đem trọng điểm chính sách từ Trung Đông chuyển sang Viễn Đông là một hành động đúng đắn. May mắn là, trong nội bộ Mỹ, kết luận này xem ra đã trở thành một sự đồng thuận rộng rãi của các đảng phái.

Mỹ đang dịch chuyển chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ lợi ích, vị thế, vai trò ảnh hưởng tại Trung Đông
Mỹ đang dịch chuyển chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ lợi ích, vị thế, vai trò ảnh hưởng tại Trung Đông

Mitt Romney, người có triển vọng trở thành cứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hoà cam kết, sau khi trúng cử, ông sẽ đề nghị chế tạo thêm tàu chiến để tăng cường vị thế của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, trọng tâm chiến lược và kinh tế toàn cầu từng bước chuyển dịch sang phương Đông, Mỹ đang quan tâm chặt chẽ hơn tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bà hoàn toàn không che giấu cách làm từng bước dịch chuyển trọng tâm khỏi Trung Đông của Mỹ.
Đông Bình (Theo Sina)