Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điề của Luật người khuyết tật.
Công văn của tỉnh Bình Thuận hướng dẫn về việc triển khai chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (Ảnh tác giả) |
Trong đó, có quy định Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nêu rõ:
1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật |
= |
Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên |
x |
0,2 |
x |
Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật |
|
Thế nhưng, sau 7 năm Nghị định của Chính phủ ban hành, ngày 19 tháng 3 năm 2019 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận mới ban hành Công văn Số: 929 /UBND-KGVXNV về việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Công văn nêu rõ: Đối với chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
Cách tính, hưởng các khoản phụ cấp, kinh phí thực hiện được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/8/2017 của Bộ 3 Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng, ban có liên quan triển khai, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Nhiều nhà giáo và cơ sở giáo dục có trẻ khuyết tật hòa nhập đang rất nóng lòng để nhận được số tiền hỗ trợ này.
Thế nhưng câu hỏi vẫn đang được nhiều người quan tâm nhất: “Giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập có được truy lĩnh tiền bồi dưỡng không? Và nếu có sẽ thực hiện từ năm học nào?”.