Trung Quốc sẽ xây dựng 2 căn cứ tàu sân bay ở Biển Đông

01/11/2015 06:31
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc đang xây dựng "pháo đài" ở Biển Đông để có thể ngang ngược hoành hành, dùng để thách thức các đối thủ trong và ngoài khu vực.

Trang mạng tin tức Sputnik Nga ngày 29 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 2 căn cứ tàu sân bay ở đảo Hải Nam.

Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu sân bay ở Tam Á - đảo Hải Nam
Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu sân bay ở Tam Á - đảo Hải Nam

Chuyên gia Vasilii Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, điều này đã xác nhận Trung Quốc sẽ xây dựng “pháo đài” ở Biển Đông, đó là khu bảo vệ biển đặc biệt chuyên bảo vệ tàu ngầm tên lửa hạt nhân.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng đi đầu xây dựng “pháo đài” như vậy.

Khi đó, Liên Xô có rất nhiều hạm đội tàu ngầm hạt nhân, trong đó rất nhiều tàu đều đã cũ kỹ. Sử dụng “pháo đài” ở biển Barents và biển Okhotsk đã bảo vệ an toàn cho chúng.

Tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” Liên Xô (tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc cũng được chế tạo trên cơ sở sao chép nó) và một chiếc trong 2 tàu sân bay đang chế tạo hiện nay chưa từng sử dụng cho điều động binh lực như phương Tây.

Đảo Hải Nam - cực nam của Trung Quốc, đối diện với miền bắc Việt Nam, nơi đây đang biến thành một căn cứ quân sự khổng lồ của Trung Quốc, là bàn đạp để Trung Quốc triển khai các hành động bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông.
Đảo Hải Nam - cực nam của Trung Quốc, đối diện với miền bắc Việt Nam, nơi đây đang biến thành một căn cứ quân sự khổng lồ của Trung Quốc, là bàn đạp để Trung Quốc triển khai các hành động bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông.

Tàu sân bay Kuznetsov vốn phát huy vai trò trung tâm của hệ thống phòng thủ pháo đài; chỉ cần tàu sân bay này xuất hiện ở khu vực tuần tra của tàu ngầm, kẻ thù sẽ không thể sử dụng máy bay săn ngầm và tàu chiến mặt nước.

Trong tình hình này, muốn tấn công tàu ngầm kẻ thù thì trước hết phải phá hủy tàu sân bay và các tàu chiến hộ tống của nó, cung cấp nhiều thời gian hơn cho các nhà lãnh đạo Liên Xô hạ đạt mệnh lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân.

Dựa vào tình hình hiện nay, vấn đề của Hải quân Trung Quốc là, theo suy đoán, tầm bắn của tên lửa xuyên lục địa Cự Lang-2 trang bị cho tàu ngầm không thể bảo đảm tấn công được lãnh thổ Mỹ từ khu vực tuần tra Biển Đông.

Mặt khác, Trung Quốc không có vùng biển khác có thể cung cấp bảo vệ tốt cho tàu ngầm, các vùng biển khác nguy hiểm hơn, càng khó bảo đảm an toàn của tàu ngầm.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc

Chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Cự Lang-2 trang bị cho tàu ngầm là một thành công quan trọng. Trên cơ sở đó, trong tương lai có thể sẽ chế tạo tên lửa tầm bắn xa hơn.

Bố trí tàu sân bay ở Biển Đông có thể cung cấp bảo đảm cho tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân ở đó. Tàu ngầm lắp tên lửa hạt nhân và tàu sân bay đồng thời hiện diện đều có thể tạo ra thách thức to lớn đối với bất cứ ý đồ nào đe dọa Trung Quốc chiếm vị thế chủ đạo ở Biển Đông.

Tàu sân bay thứ hai hiện đang chế tạo sẽ lắp động cơ đẩy điện từ, có thể sẽ còn lắp thiết bị hạt nhân. Tàu sân bay này có thể được dùng để phòng thủ vùng biển này, còn có thể được dùng để Trung Quốc điều động lực lượng đến các khu vực khác trên thế giới như khu vực châu Phi và Trung Đông.

Sự xuất hiện của lô tàu sân bay có sức chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ có thể tiếp tục tăng cường ưu thế của Trung Quốc ở khu vực này. Sau khi xây dựng xong đảo nhân tạo (một cách bất hợp pháp), ưu thế này của Trung Quốc trở nên rõ rệt hơn.

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Việc xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo và các công trình quân sự, sự kết hợp tuần tra vùng biển lân cận eo biển Malacca của tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay và tàu sân bay sẽ giúp cho Trung Quốc tạo ra thách thức cho bất cứ ai ở khu vực này.

Việt Dũng