Phát biểu tại Hội thảo “Công bằng, bình đẳng về thuế giữa các loại hình cơ sở Giáo dục” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 14/11, Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, chia sẻ quan điểm:
Tôi có 3 ý như thế này, thứ nhất cũng nói thêm một chút về quan điểm chung đối xử với giáo dục, thực tế cũng như nghị quyết, luật pháp thì đã đề cập rất nhiều rồi, đó là lĩnh vực phải khuyến khích.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng nó không dừng lại ở khuyến khích, chúng ta có hàng trăm thứ khuyến khích, kể cả du lịch, vui chơi giải trí…cũng khuyến khích.
Cái này có tính chất bắt buộc, vì đất nước, vì dân tộc, vì tương lai, vì nền kinh tế cũng như tất cả mọi thứ. Bắt phải phổ cập giáo dục, bắt phải đi học, nó khác hẳn với những thứ khác.
Phổ cập của chúng ta trong Hiến pháp ngày xưa đã từng ghi nhận thời đất nước còn nghèo thì việc học miễn phí chưa thực hiện được, đến bây giờ kinh tế thị trường thì ngân sách gấp hành nghìn lần ngày xưa nhưng vẫn không làm được.
Vậy theo tôi thì giáo dục tư thục vẫn là lối thoát, không có cách nào khác và chúng ta phải nhìn nhận, đối xử với nó thực sự công bằng như thế nào, nó cũng quan trọng không khác gì câu chuyện cổ phần hóa, tư nhân hóa đối với nền kinh tế."
Video: Xã hội hóa giáo dục phải trở nên bắt buộc, chứ không nên dừng ở khuyến khích.
Vấn đề thứ 2 tôi muốn nói là khi mà giáo dục tư thục ra đời thì họ đã gánh hộ gánh nặng cho nhà nước, làm thay chức năng của nhà nước, mà đã như vậy thì phải được ưu đãi.
Nên để cho xã hội hóa bằng cách giảm thu ngay từ đầu, bản chất thì như nhau nhưng hiệu quả, ý nghĩa động lực sẽ khác hẳn.
Chính sách giữa trường công và trường tư rất bình đẳng, thực thi còn méo mó |
Thuế thu từ các hoạt động giáo dục tư, việc đó làm tăng chi phí, tăng giá thành, cuối cùng người dân phải gánh chịu hết, thay vì được học miễn phí thì cuối cùng thì vẫn phải nộp mà nộp rất nhiều.
Nếu như trường công lập thu mức độ vừa phải thì có thể chấp nhận được, nhưng ở đây không phải mức học phí như thế, mà còn hàng trăm thứ khác và đã có một số người nói rằng trường công những Top vừa phải thì mức phí còn cao hơn.
Thuế, về cơ bản là anh có nhiều nộp nhiều và có ít nộp ít, bình đẳng công bằng như nhau, nhưng có anh học trường công thì may mắn, còn anh học trường tư thì tự nhiên lại tạo thành bất bình đẳng ngay từ việc lựa chọn trường.
Đặc biệt là ý này tôi thấy không có lý, rằng anh nào giỏi thì đi nước ngoài, anh nào nhiều tiền học trường tư…còn anh học kém nhất lại không có tiền thì nhà nước phải lo, nhưng hiện nay nhà nước đang làm ngược lại.
Tôi nghĩ sửa Luật Doanh nghiệp lần này thì các loại doanh nghiệp đăng kí như nhau, còn kể cả về giáo dục, trường học, các cơ quan hành chính sự nghiệp có phần nào kinh doanh đều phải đăng kí, như vậy mới công bằng.
Với trường công kia thì phải nộp thuế 20% thì người ta vẫn lợi, vì trường tư là phải cổ tức, phải chia lợi nhuận, vậy nộp 20% còn 80% phải chia.
Nếu nhà nước có nộp đúng 20% công bằng đi nữa thì trường công vẫn có cơ hội hưởng không 80% còn lại, đó là sự mất công bằng.
80% còn lại đó phải thu hết để quay trở lại tái đầu tư chung cho nền Giáo dục, cho xã hội…thì đó mới là công bằng."
Ngày 14/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công bằng, bình đẳng về thuế giữa các loại hình cơ sở Giáo dục”. Tới dự hội thảo có ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khóa 12- 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Đại biểu Quốc hội khóa 13. Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Vân Anh - thành viên Hội đồng quản trị Trường tiểu học và Trung học Everest, Hà Nội. |