"Bộ trưởng GD làm rõ việc phân biệt đối xử công lập - NCL!"

24/11/2011 07:30
Ban Giáo dục
(GDVN) - Đó là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục sáng 24/11.
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội với các vấn đề nóng như: Giảm học thêm, dạy thêm; Xóa bỏ cơ chế xin - cho và ứng phó với lời cảnh báo về chất lượng giáo dục đại học.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trả lời vòng vèo, không đi thẳng vào câu hỏi khiến Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc nhở, nhiều ĐB phải đặt câu hỏi đến 2 lần.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận là thành viên thứ ba của Chính phủ trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội.Trả lời vòng vèo, Bộ trưởng bị nhắc nhở
- Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) đặt câu hỏi về việc: HS  đi học nước ngoài nhiều trong khi các trường ĐH trong nước tuyển không đủ sinh viên?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Theo thống kê, việc thành lập các trường, số liệu thống kê 2006 – 2011 chúng ta là 84 trường ĐH,  trong đó thành lập mới 33 trường, nâng cấp từ cao đẳng lên Đại học là 51 trường. Trong 84 trường ĐH  mới thành lâp này, các trường công lập 59 trường, có 5 trường thuộc Quốc phòng an ninh, có 35 trường tư thục. Nâng lên thành 202  trường ĐH, 218 trường CĐ.
Như vậy, trong thời gian đầu 2006-2008, chỉ 3 năm đã thành lập 49 trường, 3 năm sau 2009-2011 thành lập 35 trường. Số lượng  trường thành lập những năm sau có điều tiết giảm hơn.

Vấn đề không đủ SV không phải chỉ năm nay, mà nhiều năm vừa rồi một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu.

Nguyên nhân, thứ nhất, do 1 số ngành học mặc dù nhu cầu nhân lực rất cần thiết nhưng do khó khăn đầu ra, nơi làm việc, chế độ đãi ngộ. Những ngành liên quan đến nông lâm nghư nghiệp, sư phạm...

Thứ hai: một số  ĐH mới thành lập, các nhà đầu tư đã không thực hiện nghiêm túc đảm bảo chất lượng, thiếu trường lớp, thầy cô. VD như trường ĐH Hà Hoa Tiên.

Thứ 3: Trên thực tế, các trường ĐH chúng ta trước đổi mới thì phân thành các trường chuyên ngành rõ: Nông nghiệp, Y… Hiện nay số lượng các ngành mở, Bộ giao quyền tự chủ cho các trường thì ngành đào tạo giống nhau, như Ngân hàng, kinh tế,…Trên phạm vi cả nước đối chứng có quá nhiều trường đào tạo cùng chuyên ngành , phân tán.

Thứ 4: Sau khi Bộ có chủ trương 3 công khai, điều kiện đảm bảo chất lượng, đưa lên các trang web…, Bản thân sinh viên, cha mẹ có điều kiện tìm hiểu rõ chất lượng của nhà trường, cùng kiểm định rõ từ thị trường lao động để họ lựa chọn.

Vừa qua, nhiều trường NCL khi không tuyển đủ có kiến nghị  hạ điểm chuẩn, điểm sàn. Sau khi cân nhắc, chúng tôi giữ nguyên điểm sàn không hạ vì phải đảm bảo tối thiểu đầu vào để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Việc đưa SV đi học nước ngoài không phải thời gian này mới có, cha ông ta đã đưa nhiều người ra nước ngoài học.

Trong hội nhập, điều kiện mở cửa đời sống của người dân tăng lên thì việc đưa các con đi học cũng là dấu hiệu đáng mừng của thành quả đổi mới.

Nhưng cũng cần nhìn nhận lại, các học sinh nước ngoài vào học ở VN, trên thực tế  tốt ngiệp cũng nhiều.

Bổ trưởng Phạm Vũ Luận đang trả lời chất vấn của Quốc hội
Bổ trưởng Phạm Vũ Luận đang trả lời chất vấn của Quốc hội
Trước sự trả lời quá vòng vèo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đông đảo đại biểu đều cảm thấy mệt mỏi, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đành phải ngắt lời Bộ trưởng Luận: "Xin Bộ trưởng trả lời ngắn và đi thẳng vào câu hỏi!"

-Vậy chất lượng thế nào?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: So với yêu cầu của xã hội hóa, công nghiệp hóa, mong muốn của Đảng, của Nhà nước, thì chất lượng đào tạo nguồn  nhân lực còn yếu kém về ĐH. Chính vì vậy, Đảng có ra chỉ thị đổi mới Giáo dục.

Việc xếp hạng HS, Bộ có quy chế điểm loại giỏi, loại khá, còn chấm và xếp hạng là do các trường. Giữa kết quả thực sự và kĩ năng là có khoảng cách.

Bộ đã chú ý kiểm tra đánh giá chất lượng nhà trường, chương trình đào tạo, chương trình đào tọa thanh tra kiểm tra, gắn thương hiệu của cả nhà trường và văn bằng của nhà trường phát ra. Sẽ điều chỉnh dần hiện tượng một số trường dễ dãi trong cho điểm.

Về cách tính kết quả phổ cập, đối với tiểu học, THCS có những quy định mà trong đó các vùng dân tộc được đánh giá  trên những cơ sở và nguyên tắc chung, có những mức độ khác nhau. Sau khi được công nhận là phổ cập thì ngành giáo dục và địa phương đó cũng cần phải chú ý với kết quả phổ cập đó, vì có những khi đạt không còn nghèo nhưng chỉ cần không quan tâm thì nghèo lại tái diễn, nhất là các tỉnh  miền núi.

- Đại biểu Trần Xuân Diệu: trong những năm qua kết quả tốt nghiệp tăng cao chưa phản ánh đúng chất lượng đào tạo?

Bộ  trưởng Phạm Vũ Luận:
Về vấn đề này, ngay cả Bộ cũng đã đặt câu hỏi trong tổng kết của mình. Chính phủ đã chỉ đạo đánh giá kiểm tra lại xem kết quả thi vừa qua có bất thường gì không. Xin thưa rằng, chúng tôi đã có văn bản yêu cầu địa phương tự đánh giá kết quả thi tốt nghiệp. Ngoài ra các đoàn kiểm tra của Bộ cũng đã phúc khảo lại. Cho tới thời điểm này chúng tôi khẳng định kết quả thi  tốt nghiệp vừa qua cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế.

- Các đại biểu cho rằng, điểm lịch sử thấp vừa qua có phải phương pháp giảng dạy chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân ở đâu?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Có những trường tốt nghiệp 100%, hầu hết là những trường điểm, trường chuẩn của các tỉnh. Đánh giá chung, chúng tôi thấy học sinh yếu kém ở vùng chũng có tiến triển tích cực, còn học sinh  vùng cao thì chưa có chuyển biến.

Ở học sinh vùng dân tộc có ưu tiên tập trung đúng hướng như lớp học và nhà công vụ đã được triển khai. Hiện chính sách thu hút nhà giáo trong 5 năm, sau 5 năm thì được hưởng, được về miền xuôi nhưng do lí do khác nhau nên họ không về. Đối với học sinh bán trú, nội trú sẽ có  hỗ trợ tiền ăn và sách vở. Sau kỳ hợp này, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Hội  đồng dân tộc có những bản tổng kết  học sinh dân tộc để đề xuất chính sách mới.

Đối với bậc học mầm non trước đây mới có điều kiện quan tâm, từ tiểu học, THCS. Hiện đã phổ cập cấp tiểu học, THCS. Chúng tôi nhận thấy thiếu xót của ngành mầm non là chưa đầy đủ. Gần đây có QĐ 60 về mầm non để thực hiện.

Hiện nay có thực tế, lương của giáo viên các trường NCL  thấp hơn các trường công. Sắp tới chúng tôi sẽ có nghiên cứu để làm sao những giáo viên dạy NCL có chế độ được hỗ trợ đối với giáo viên trường tư hưởng lương bằng cô giáo trường công và xét nâng lương giáo viên.

Còn về toàn bộ hệ thống mầm non điều kiện phổ cập mầm non 5 tuổi, tuy là bậc nhỏ nhưng còn phụ thuộc vào kinh tế địa phương mới làm được.

Về việc tổ chức hai kỳ thi Tốt nghiệp và đại học: Chúng tôi đang nghiên cứu để cải tiến  theo chương trình đổi mới căn bản toàn diện. Chỉ đạo tới các đại học ĐHQG, đại học vùng, đại học đặc thù (Mỹ thuật, Vẽ, nhạc  viện…có những nghiên cứu đề xuất phương án tuyển  sinh riêng của mình trên cơ sở công bằng, không để tái diễn tình trạng luyện thi  tràn lan như trước đây.

- ĐB Phan Tường: Có thực trạng hiện nay đối tượng đi học nước ngoài với nhiều mục đích. Vấn đề nữa là điểm sàn thấp nhưng tuyển không đủ. Tôi không có ý so sánh nhưng thực tế "khách hàng họ đã chọn cửa hàng tốt hơn".


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Liên quan đến nâng cao chất lượng đại học trong nước, thực hiện nghị quyết 35 của quốc hội cũng như chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi đang thanh kiểm tra các trường đại học, cao đẳng để đảm bảo chất lượng, nhất là với các trường mới thành lập. Trên cơ sở đó, chấn chỉnh, củng cố và nâng cao từng bước chất lượng trong nhà trường.

Chúng tôi vừa tiến hành kiểm tra 5 trường và thấy có nhiều vấn đề. Từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ kiểm tra thêm 20 trường nữa.

Thời gian tới, Bộ cũng đang cố gắng thực hiện mục tiêu hạ tỷ lệ sinh/giáo viên xuống. Cụ thể, trước đây giáo viên cơ hữu (biên chế) và thỉnh giảng (giáo viên từ cơ sở khác tới), tới đây chúng tôi sẽ khuyến khích thỉnh giảng nhưng sẽ tính toán để nâng cao chất lượng.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chỉ tiêu chính quy, giảm từ 80% xuống 60% để làm quy mô của đào tạo nhà trường tương xứng với chất lượng.

Mặt khác, nâng cao chất lượng giáo viên thông qua đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ để làm trụ cột, liên kết các trường trong cùng hệ thống để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Xem xét mở ngày đào tạo đại học, xem xét mở chuyên ngành tiến sĩ. Bộ cũng sẽ xem xét về việc các trường mạnh hỗ trợ các trường mới thành lập trong việc xây dựng giáo trình, đào tạo đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng.

Hướng nữa mà chúng tôi đang nghĩ tới là, gắn đào tạo giáo dục với đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Chưa thỏa đáng với câu trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, một số đại biểu như Phan Tường, Trần Minh Diệu, Nguyễn Thành Tâm, Ya Duck... xin được đặt câu hỏi lần thứ hai.

- Chia sẻ với nhiều khó khăn ngành giáo dục, nhưng đại biểu Trần Minh Diệu cho rằng: Các kỳ thi thời gian qua cho thấy rõ kết quả thi chưa phản ánh chất lượng thực giáo dục của chúng ta, đặc biệt là giáo dục thường xuyên tức là chương trình bổ túc văn hóa, có tới 100% học sinh đỗ tốt nghiệp.

Nghịch lý nữa cũng thể hiện qua kỳ thi giáo dục là kết quả môn lịch sử trong kỳ thi đại học, cao đẳng vừa qua. Học sinh chúng ta học không kém môn lịch sử, thậm chí điểm thi môn lịch sử trong quá trình giảng dạy còn cao hơn các môn khác. Trong các kỳ thu học sinh quốc gia, nhiều tỉnh có tới 8-10 em đạt giải cao về môn sử. Nhưng đến kỳ thi đại học thì không đạt yêu cầu. Rõ ràng đề thi và đáp án ở đây có vấn đề. Đáp án không khớp với đề ra,  dẫn đến việc có hàng ngàn học sinh do điểm chuẩn thấp nên không tiếp cận được đại học, cao đẳng.


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu diệu về thực tế trên!

- Đại hiểu Yaru: Thưa bộ trưởng, Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng có nhu cầu mở thêm lớp ở vùng sâu vùng sa, trong khi đó có nhiều sinh viên là người dân tộc thiểu số tốt nghiệp cao đẳng, nhưng khi tốt nghiệp chưa có việc làm. Xin Bộ trưởng cho biết khắc phục tình trạng trên như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:  Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, nhà trường tiếp nhận giáo viên, sau này phân công công tác việc tiếp nhận do các cơ sở địa phương. Thực tế vẫn còn thực trạng về khoảng cách đào tạo, nhiều giáo viên đào tạo không có việc làm, trong đó vùng sâu vùng xa còn thiếu thốn. Thủ tưởng đã có quy hoạch nhân lực địa phương 2015-2020, các địa phương hiện này đang xây dựng chiến lược nhân lực, trong đó có đội ngũ giáo viên.

Bộ trưởng: "Tôi xin khất!
"

- Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh): Nghị quyết 50/2010 giám sát và tăng cường hoạt động giáo dục đại học ở các trường mới thành lập đảm bảo chất lượng. Bộ trưởng có thể cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã kiểm tra bao nhiêu % và các cơ sở vi phạm đã được xử lý như thế nào? Biện pháp khắc phục? Vấn đề nữa là các trường không đảm bảo chất lượng tuyển sinh tại sao vẫn hoạt động? Việc hạ điểm chuẩn tuyển sinh với vùng dân tộc là đúng nhưng thực tế một số đối tượng không nằm trong quy định vẫn được hạ điểm? Xin Bộ trưởng nói thêm về vấn đề lạm thu, dạy thêm?

ĐB Nguyễn Thành Tâm
ĐB Nguyễn Thành Tâm

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi xin khất về số liệu số trường kiểm tra trước đây. Mới đây, Bộ đã tiến hành và dừng tuyển sinh của 2 trường năm 2010. Bộ cũng quyết định đóng cửa hàng trăm ngành của 101 chuyên ngành do không đảm bảo chất lượng.

Bộ cũng đã thanh kiểm tra 5 trường và thời gian tới sẽ triển khai thêm 20 trường, chúng tôi sẽ công bố công khai công tác này.

Nhiệm vụ thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các cấp, UBND các tỉnh thành phố thanh tra kiểm tra các nội dung cụ thể góp phần chấn chỉnh những hiện tượng tiêu cực.

Về việc các trường đại học, cao đẳng không đủ điều kiện những vẫn mở ngành. Vấn đề này chúng tôi thấy có trách nhiệm và sẽ khắc phục trong thời gian tới.

Về vấn đề hạ điểm chuẩn, chúng tôi đang tiến hành thanh tra kết quả tuyển sinh 2011. Thực tế, chưa có trường nào hạ điểm tuyển sinh thấp hơn điểm chuẩn. Theo quy định, điểm 13 là với học sinh bình thường, với dân tộc và đối tượng thương bình chính sách thì hạ điểm ưu tiên xuống. với học sinh hội đủ tất cả điều kiện ưu tiên thì 8 điểm là đạt, trong đó không có môn nào điểm 0 thì tương đương như 13 điểm thì học sinh đó được tuyển sinh. Các trường vẫn đang thực hiện theo quy định chung này. Nếu xé rào, các trường sẽ bị xử lý.

- ĐB Đoàn Nguyễn Thúy Trang (TP HCM) lo lắng về sự xa xút của khối Khoa học xã hội nhân văn, kỳ thi vừa qua chỉ 44% học sinh đăng ký thi khối C. Nhiều trường đại học đóng cửa, còn cấp phổ thông thậm chí không mở ban khoa học xã hội, đây là điều đáng lo ngại, vì mất cân đối nguồn nhân lực. Một xã hội sẽ phát triển như thế nào nếu không có ngành này. Cần làm gì để khắc phục sự cân đối này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: 
Không chỉ ngành xã hội nhân văn mà nhiều ngành khác như Nông – Lâm- Ngư chỉ có 2,5% đăng ký trong khi Việt Nam có tới 75% người làm nông nghiệp. Nghành kiến trúc xây dựng cũng quan trọng, nhưng chỉ 1,8%  học sinh đăng ký. Điều này dẫn đến khó khăn trong bố trí cơ cấu lao động và nguồn nhân lực xã hội. Như nói ở trước, hiện các bộ ngành địa phương đang xây dựng chiến lược phát triển nhân lực theo lộ trình. Trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ tăng cường hơn nữa giáo dục truyền thông để có định hướng nghề nghiệp, đồng thời thay đổi 1 số chính sách ngành nghề không thu hút các học sinh vào học.

- ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh): Vấn đề học thêm và dạy thêm luôn gây bức xúc trong thời gian qua. Việc học thêm không đúng mục đích mà phụ huynh mong đợi. giáo viên chỉ đơn thuần là thông báo quảng cáo, mà người tiếp nhận thì nhận thông báo và trả tiền, giáo viên không nói cho học sinh biết tại sao các em phải học nội dung đó và học bằng cách nào?  


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
  Học thêm tràn lan đang là nhức nhối mà chưa giải quyết dứt điểm được. Nguyên nhân là do chương trình giảng dạy học tập nặng, chương trình xây dựng học 2 buổi, thì hầu hết nhà trưởng chỉ dạy 1 buổi. Thứ hai, trong đội ngũ thầy giáo có bộ phận không lớn nhưng bị ảnh hưởng của tiêu cực kinh tế thị trường, đời sống khó khăn thu nhâp thấp, có bộ phận chỉ đạo để các cháu viết đơn tự nguyện nhưng bắt buộ. Ngoài ra còn do tâm lý phụ huynh.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường thanh kiểm tra giáo dục, phối hợp với nhà trường, bậc cha  mẹ, các tổ chức xã hội để chặt đứng tình trạng dạy học thêm tràn lan.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "mệt" với "núi" câu hỏi của các đại biểu. Ảnh: VNE
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "mệt" với "núi" câu hỏi của các đại biểu. Ảnh: VNE

Theo quy định, phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận diễn ra từ 8h - 10h30 sáng nay, nhưng do còn quá nhiều câu hỏi của nhiều Đại biểu dành cho Bộ trưởng, nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quyết định sẽ kéo dài phiên chất vấn thêm 30 phút nữa. Sau đó, các đại biểu tiếp tục ghi câu hỏi và gửi đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sau.

- ĐB Trương Thị Ánh (TP HCM): Theo quy định, cấp mầm non là nơi tuyển các cháu từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi, nhưng trường mầm non công lập chỉ nhận 12 tháng tuổi trở lên. Lý do tại sao và giải quyết thế nào nhất là khu công nghiệp và chế xuất.


Vấn đề nữa là, hiện giáo viên mầm non vừa đứng lớp và lừa lao động vệ sinh cho các cháu, vì bảo mẫu không có trong quy định nhà nước. Trong khi việc dạy và chăm sóc các cháu đều quan trọng nhau. Bộ trưởng có đánh giá thế nào về đời sống thu nhập của giáo viên mầm non? Trong thời gian tới có cải thiện không?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Trong luật giáo dục cơ sở pháp lý quy định là mầm non sẽ thu nạp các cháu từ 3 đến 72 tháng tuổi, nhưng thực tế do khó khăn cơ sở vật chất, nguồn vốn và đất đai nên chưa giải quyết đủ các trường mầm non. Đến nay, các trường cho các cháu ở độ tuổi 4-5 còn chưa phủ kín được, ngay cả ở TP Hà Nội còn thiếu trường mầm non, nhất là công lập.

Đúng là khó khăn hiện đang dồn vào bậc học nhỏ tuổi, muốn nhận phải có đh về cs vật chất va thấy cô giáo cao hơn. Cho thời điểm hiện nay, CP mới xác định giải quyết phủ kín các trường cho cháu 5 tuổi, còn các cháu 3 tuổi Bộ sẽ cố gắng trong thời gian tới vì còn phụ thuộc vào ngân sách địa phương.

Chức danh bảo mẫu, Bộ nội vụ đang xem xét, Về lương, Bộ đề xuất nhiều nhưng chưa chấp nhận. Bộ GD và Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ sẽ trình vấn đề này trong trình hội nghị TW5 xem xét.

- ĐB Nguyễn ThùyTrang: Hiện nay phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đang thực hiện tốt nhưng với những  người đang công tác trong ngành giáo dục cũng xứng đáng hưởng phụ cấp thâm niên như cấp phòng, cấp sở, điều đó tác động đến khả năng làm việc của họ. Vấn đề này Bộ đã thực hiện như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Chúng tôi đã trình bày và đề xuất với Chính phủ những đội ngũ  cán  bộ  quản lí giáo dục vì đây là một khâu quan trọng để phát triển giáo dục.

Thực tế đội ngũ này là những nhà giáo từ các trường  chuyển lên. Sau khi cân nhắc thảo luận chúng tôi đã thông qua NQ 35 ở kỳ họp trước, sau đó tới kỳ họp thứ 6 quốc hội khó XII đã ghi, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, thâm niên theo quy định của Chính phủ.

Nhân đây, Chủ tich QH Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, những gì đã có chúng ta không nói ở đây và lưu ý Bộ trưởng tập trung vào những câu hỏi cần phải giải đáp thích đáng hơn. Chủ tịch  QH cũng lưu ý, Bộ Giáo dục cũng cần nhanh chóng trình Chính phủ về đề án phụ cấp đối với đội ngũ giáo viên không thuộc diện hưởng thâm niên trong các cơ sở giáo dục trong năm 2012.

- Đại  biểu Trần Du Lịch, TP Hồ Chí Minh thẳng thắn: “Bộ trưởng chưa thừa nhận chất lượng đầu ra ở bậc đại học hiện nay đang một thấp, nếu nhìn từ thực tại này chúng ta không thể giải quyết được. Tôi đề nghị Bộ trưởng là người có ưu thế nhất Bộ trưởng có ý tưởng gì đột phá trong vấn đề này không”.

Bộ trưởng Phạm Vụ Luận: Đúng là nguồn  nhân lực của chúng ta đang  thấp và có nhiều bất cập  so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa đáp  ứng được yêu  cầu và kỳ vọng của nhân dân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải ghi nhận trong thời gian chất lượng cũng được nâng cao. Đánh giá chung thì vẫn còn khiếm khuyết. Thực hiện theo tình thần của Hội nghị TƯ 3 là giải quyết hợp lí chất lượng tăng trưởng, đối với giáo dục đào tạo là đổi mới căn bản toàn diện, cả nội dung và phương pháp giảng dạy. Trên tinh thần này Ban cán sự đảng bộ của Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo để triển khai Hội nghị TƯ 3 và NQ 11. Chúng tôi sẽ  phối hợp với Ban tuyên giáo TƯ thành lập các Ban nghiên cứu về nội dung đổi mới. Theo kế hoạch, cuối năm sau (2012) TƯ sẽ có thảo luận để ra NQ.

- Nguyễn Văn Thịnh: Đoàn Thái nguyên về việc hiện nay ở các trường CĐ Sư phạm có hệ liên kết đào tạo, thực tế chất lượng hệ này rất kém, bộ trưởng có giải phá nào để quản lí?


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
bản thân hình thức tại chức không có lỗi, trên thực tế nhiều nhà khoa học cũng đã tự trưởng thành từ hình thức tự  học. Chất lượng yếu là do công tác quản lí, hơn nữa tác động tiêu cực do chạy theo bằng cấp.

“Hình thức đào tạo từ xa là hình thức mới, do tiến bộ của khoa học công nghệ, đây là hình thức có ưu thế lớn mới  du nhập vào nước ta và chúng ta tiếp nhận. Chúng tôi sẽ xem xét thận trọng hơn nữa để giúp cho người học, người lao động tiếp xúc được với công nghệ mới, cần  rút kinh nghiệm cho những biện pháp tới để quản lí có chất lượng hơn” Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.

- Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang thẳng thắn  với câu hỏi, trong ba nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì giáo dục là trọng tâm hàng đầu. ĐBSCL là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế nhưng thực tế trình độ dân trí rất thấp, Bộ trưởng có giải pháp nào nhanh chóng rút ngắn được bất cập này không?


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ: “Chúng ta đã tập trung rất nhiều để giải quyết đào tạo nguồn nhân lực, mặc dù những vùng này đã có chuyển biến nhưng còn nhiều hạn chế. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ sẽ có giải pháp bàn lại vấn đề này, phải làm từ  gốc nhất là bậc mầm non” Bộ trưởng nói.

- Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) và Phương Thị Thanh (Bắc Cạn): Hai nhóm vấn đề về nhân cách học sinh hiện nay đang thoái hóa, xuất hiện nhiều hiện tượng học sinh đánh nhau. Cùng với đó là bất cập SV tốt nghiệp ngày càng tăng nhưng thực tế được tuyển dụng rất ít?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: về giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh trong lúc giảng dạy giáo viên cần dẫn chứng những tấm gương, huy động học sinh vào các hoạt động cho đền ơn đáp nghĩa, gắn với cuộc sống, từ đó góp phần hình thành nhân cách học sinh.

Về bất cập SV tốt nghiệp ra ít được  tuyển dụng, Bộ trưởng cho rằng, đã có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và đang từng bước xử lí. Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng cho biết, hiện nay chúng ta đang ở mức thừa trường chất lượng không cao và thiếu trường chất lượng cao. “Liên quan tới vấn đề này, Thủ tướng có chỉ đạo xem xét cập nhật thực tế và tính toán củng cố   đối với các trường yếu. Nếu những trường nào không củng cố được thì giảm chỉ tiêu, thậm chí phải dùng biện pháp nặng là đóng cửa trường” Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.

Giáo dục Đại học chưa theo kịp sự phát triển của đất nước!

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng trực tiếp đặt câu hỏi cho Bộ trưởng: đề nghị Bộ trưởng tập trung vào vấn đề phân biệt đối xử công lập và ngoài công lập, đại học vùng. Chính sách cho giáo viên sư phạm, vấn đề liên quan đến cấp mầm non, lộ trình cho các cháu mầm non tới trường, việc phổ cập giáo dục cấp 5 tuổi ra sao?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Về đào tạo tại chức tập trung, giữa công lập và ngoài công lập, đào tạo tại chức và tập trung là không phân biệt. Tất cả đều có quy định trong Luật. Tuy nhiên, từ thực tiễn một số địa phương từ chối bằng tài chức và ngoài công lập, với người làm giáo dục thì đây là tiếng chông cảnh báo để chấn chỉnh nâng cao chất lượng đào tạo ngoài công lập và tại chức.

Một thực tế là học sinh học ngoài công lập có các em học giỏi, em không kém, học sinh công lập cũng trong tình trạng này. Chúng tôi nhất trí cùng đổi mới đào tạo và đổi mới tuyển dụng theo thực chất chứ không theo văn bản.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, trong năm qua, Bộ cùng bộ ngành đã khảo sát thực trạng kết quả hoạt động của hai đại học quốc gia và ba đại học vùng là ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và Đà Nẵng  và đã có văn bản báo cáo về công tác này. Theo đó, có nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả của công tác này cồng kềnh, nhưng đa số các ý kiến đều khẳng định có tác dụng tốt, và cho rằng đây là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển của hai ĐH quốc gia và ĐH vùng để có chính sách tốt trong giai đoạn tới.

Về các trường sư phạm, Đảng và Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm. Việc làm này trong thời gian đầu thu hút được rất nhiều học sinh giỏi có điểm cao thi vào. Các chính sách khác như ưu đãi cho HSSV vay tín dụng cũng là chính sách khuyến khích và đạt kết quả nhất địn. Nhưng khó khăn trong cuộc sống nhà giáo làm cho chính sách thu hút sinh viên giảm. Chúng tôi đang xem xét tính toán điều kiện để đề xuất Chính phủ, Quốc hội có cơ chế mạnh để giải quyết vấn đề trên và thu hút các cháu vào học sư phạm và các ngành đang cần nguồn nhân lực như nông – lâm và xã hội nhân văn. Xin được thông báo thêm, hiện nay Bộ đang đào tạo nhân lực cho ngành nguyên tử cũng gặp khó khăn. Bộ giáo dục đang cùng với Bộ Quóc phòng và Tổng tham mưu xem xét chọn các thanh viên ưu tú đề đào tạo.

Về cấp học mầm non, việc tuyển dụng ở các cấp học giáo dục phổ thông và mầm non thuộc trách nhiệm các địa phương. Phía Bộ giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm phổ cấp mầm non 5 tuổi, tuổi dưới từ 3 tháng trở lên ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn gặp khó khăn. Bộ giáo dục cũng đang triển khai nghiên cứu để phối hợp tổ chức xã hội hóa nhóm trẻ ở 1 số cơ sở, xem xét khôi phục đổi mới cho phù hợp chế độ chính sách của cô giáo bảo mẫu, đồng thời có chế độ khuyến khích doanh nghệp chia sẻ trách nhiệm trong ổn định cuộc sống người lao đông ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cấp mầm non.

Tiếp lời Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, về chế độ phụ cấp, chế độ thâm niên sẽ cố gắng giải quyết sớm tỏng năm 2012.

Kết thúc phiên chất vấn, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dành cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận một số nhận xét: Không riêng người trong ngành giáo dục và nhiều người khác cũng đang quan tâm đổi mới hệ thống giáo dục hiện nay. Việc cải cách giáo dục đang là vấn đề của nhiều nước. Trong hai năm gần đây, Mỹ đổi mới giáo dục phổ thông, Nga đổi mới cấp đại học, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đổi mới đại học và phổ thông.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng GD-ĐT
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng GD-ĐT

Việt Nam đang đối mặt với thực tế như vậy. Chất lượng giáo dục gồm hệ thống các yếu tố chi phối như đặt yêu cầu đầu ra hệ thống giáo dục. Với giáo dục, vừa giáo dục tri thức vừa giáo dục làm người. Nhưng hiện nay giáo dục còn nặng về giáo dục trí thức trong phòng học, còn hạn chế kỹ năng ngoài xã hội. Hiện Bộ đang thiết kế chương trình phổ thông liên kết với các nước trên thế giới.

Khâu đột phá trong hệ thống giáo dục là khâu quản lý, hoàn thành quy chế, đẩy mạnh tự chủ từ phổ thông đến đại học, nâng cao đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng, cần có chính sách đầu tư hợp lý giáo viên, học sin, hỗ trợ học sinh vùng núi dân tộc.

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Giáo dục đào tạo là quốc sách va sự nghiệp trăm năm, làm suốt đời. Đánh giá chung trong những năm qua có chuyển biến khá tích cực về số lượng và chất lượng ở các cáp từ mầm non cho tới đại học, quy mô đào tạo tặng thêm, tỷ lệ thi cử đạt kết quả cao, kể cả kỳ thi nước ngoài. Chất lượng giáo dục đào tạo được chú ý , nhu cầu học tập người dân đảm bảo tốt hơn, kể cả dân tộc thiểu số, miền núi phía bắc, nhất là tỷ lệ trẻ em đến trường cao tương đương tỷ lệ bầu cử.

Nhưng tại hội trường lần này, một lần nữa, Phó Thủ tướng, đại biểu và nhiều Bộ trưởng đều cho rằng, chất lượng giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được sự phát triển, khi giáo dục đang được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam.

Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét: "phiên chất vấn đã rất thẳng thắn và sôi nổi, thể hiện sự quan tâm của đại biểu tới nền Giáo dục của nước nhà".

So với các nước trong khu vực, chúng ta còn thấp ở các bậc mầm non, trung học phổ thông va bậc đại học, thông qua chất vấn của đại biểu đã làm rõ những điều mà chúng ta phải làm trong đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo.

Rõ ràng nguyên nhân của yếu kém đó là cách quản lý nhà nước nói chung, từ Chính phủ đến chính quyền các cấp cần sự quan tâm đầy đủ hơn. Trong thời gian tới, cần tăng cường, đổi mới thật sự về quản lý trong phân cấp cũng như ở các cấp học, mở rộng hệ thống mạng lưới có công lập, ngoài công lập. Tiếp tục đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung, chú ý đến cuộc sống của đông bài dân tộc. Bên cạnh đó, Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nguồn ngoại lực, phục vụ cho nguồn nội lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta.

Ông Phạm Vũ Luận sinh năm 1955, quê gốc Thanh Oai, Hà Nội, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Năm 1999-2004, ông là hiệu trưởng ĐH Thương mại. Tháng 6.2004, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Tháng 12.2009, ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực. Từ tháng 4.2010, ông Luận được phân công điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo thay cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lúc đó còn kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng. Chiều 18.6.2010, với hơn 74,4% số phiếu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Ban Giáo dục