Chạy theo bằng cấp là hệ lụy của nền giáo dục thiếu triết lý

16/10/2012 14:20
Theo Tuổi trẻ
Nhiều nhà giáo dục cho rằng giống như cách “đổi mới tư duy” tạo nên những bước ngoặt cho nền kinh tế vào cuối thế kỷ 20, nền giáo dục đang cần một sự thay đổi bắt đầu từ việc xác định triết lý giáo dục.

Với cái nhìn phản biện của nhiều nhà giáo dục và trí thức nói chung thì việc thực nghiệm, đổi mới giáo dục làm nhiều nhưng không đạt kết quả như mong muốn đều do nền giáo dục VN thiếu hẳn một triết lý. Những bất cập trong giáo dục gây bức xúc dư luận những năm qua như việc chạy đua thành tích ảo, tiêu cực thi cử, tiêu cực trong giáo giới, trào lưu chạy theo bằng cấp... đều là hệ lụy của một nền giáo dục thiếu triết lý.

Học sinh Trường THCS Lê Văn Hưu, huyện Nhà Bè, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới.
Học sinh Trường THCS Lê Văn Hưu, huyện Nhà Bè, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới.
Cần một định chế mới
Theo TS Trần Hữu Quang, Viện Xã hội học TP.HCM, đến lúc cần đặt ra câu hỏi ai là chủ thể của hoạt động giảng dạy? Rõ ràng ở đây chủ thể dạy học là người thầy giáo chứ không phải bộ, sở giáo dục. Sự không rõ ràng này dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước làm thay công việc của người thầy, khiến nền giáo dục hình thành mối quan hệ nặng nề giữa cấp trên với cấp dưới.

Về điều này cũng có không ít nhà giáo dục cho rằng hoạt động dạy học đang bị bó buộc trong một định

"Chúng ta vẫn nói đến một nền giáo dục chú ý cả giáo dục  đức, trí, thể, mỹ. Nhưng thực chất thì rất phiến diện, chỉ chú trọng đến “trí” thôi. Các môn học “làm người” không được coi trọng ở bậc phổ thông. Chương trình học thì viển vông, không gắn với thực tế, học không đi với hành, lý luận không gắn với thực tiễn "

GS Văn Như Cương

chế đầy tính lệ thuộc, tàn dư của thời bao cấp. Định chế đó chi phối đến tất cả các khâu, trong đó có mục tiêu hay còn gọi là triết lý giáo dục. Mọi quy định từ nội dung, chương trình, thi cử đều mang tính áp đặt từ trên xuống chứ không phải vấn đề được các chủ thể là thầy - trò quyết định. Quan hệ thầy - trò trở thành quan hệ của quyền lực chứ không phải quan hệ đồng hành, hướng dẫn, gợi mở...

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, quyền chủ động của giáo viên và quyền của người học đóng góp vào quá trình thực hiện hoạt động giáo dục hiện nay chưa được đảm bảo bằng những chính sách rõ ràng, khả thi, dẫn đến những hạn chế, bất cập”. Dân chủ trong hoạt động dạy học, theo GS Thuyết, là thể hiện “sự khai phóng, cởi mở về tư tưởng, tạo điều kiện cho người học sáng tạo, phát triển phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình”. Và “có khai phóng thì giáo dục và xã hội mới tạo ra những lớp người dám nghĩ, dám làm” - GS Thuyết nhấn mạnh.

Và triết lý “dạy làm người”

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, cho rằng cốt lõi cần được nhấn mạnh hiện nay là “dạy và học làm người - làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm”. “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người VN là nhiệm vụ số một, là sứ mạng không thể thoái thác của nhà trường, trước hết là nhà trường phổ thông - nền móng của cả hệ thống giáo dục” - bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.

Triết lý “dạy làm người” là quan điểm được nhiều nhà giáo dục đồng tình. Nhưng theo GS Hoàng Tụy: “Nhà trường nào cũng đề cập việc dạy kiến thức đi đôi với dạy người”. Vấn đề cần bàn ở đây là “dạy thanh thiếu niên thành người thế nào?”. Đây sẽ là sự khác biệt giữa mục tiêu giáo dục lạc hậu và mục tiêu mới cần thiết lập cho giai đoạn sắp tới.

Trong một cuộc tọa đàm bàn về triết lý giáo dục, GS Vũ Minh Giang (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Muốn xây dựng triết lý giáo dục, có năm vấn đề cần được hiểu rõ: hiểu con người VN, hiểu lịch sử giáo dục VN, hiểu xu thế thế giới, hiểu những yêu cầu của đất nước đối với giáo dục, hiểu những yếu tố tác động đến giáo dục VN như thế nào.

Cũng với quan điểm “dạy làm người”, GS Phạm Minh Hạc đã dành sáu tháng để viết một cuốn sách về Triết lý giáo dục VN và thế giới, trong đó ông nhấn mạnh triết lý “đề cao giá trị bản thân” mà giáo dục VN nên hướng tới. GS Phạm Minh Hạc đề xuất: “Triết lý giáo dục mà tôi suy nghĩ đến được biểu đạt là “xây dựng nền giáo dục nhân văn, thực học, thực nghiệp, hình thành và phát triển, phát huy giá trị bản thân ở người học”. Trong đó, tư tưởng cốt lõi của triết lý giáo dục nhân văn là hình thành ở người học tình yêu con người, coi trọng năng lực thực của mình. Nền giáo dục thực học là đào tạo những con người lao động có tay nghề, có năng lực sống thực...

PGS Trần Kiều, Viện Khoa học giáo dục VN, nhấn mạnh giáo dục phổ thông phải là nền tảng để “định hướng cho việc hình thành nhân cách của một lớp người trong giai đoạn lịch sử nhất định”, bao gồm hệ thống các phẩm chất và năng lực cần thiết. Cụ thể là mục tiêu giáo dục phải hướng đến giáo dục tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, tính tự chủ, biết khoan dung, chia sẻ và biết hợp tác trong công việc. Giáo dục phải hình thành được năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực thu thập xử lý thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp...

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Truyện tranh cổ tích đang bị "bóp méo"

Vụ "canh gà Thọ Xương": Ai đúng? Ai sai?

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”

Chùm ảnh: Trẻ lại “oằn lưng” vác cặp đến trường

Nữ sinh Marie Curie ấn tượng với chiều cao 1m75

PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo Tuổi trẻ