Công nghệ "biến" HS cá biệt thành xuất sắc của Phần Lan

24/10/2011 14:57
Thương Chánh (theo SSM)
(GDVN) - Phần Lan đứng trong Top 10 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới, với 10% học viên có bằng Thạc Sĩ sau khi rời trường học.
Chương trình dạy học kiểu vua chúa

Cậu bé Besart Kabashi, 13 tuổi, người Albani gốc Kosovo là một trong những trường hợp học sinh cá biệt khi em đuối nhất trong số chúng bạn và đang trôi dạt xa khỏi những nỗ lực tốt nhất từ phía các thầy cô trường giáo dục toàn phần Kirkkojarvi tại Espoo, một vùng ngoại ô rực rỡ ở phía Tây thủ đô Helsinki.

Các nhà giáo dục đặc biệt của trường bao gồm một nhân viên xã hội, một y tá và một nhà tâm lý học đều biện minh với thầy Hiệu trưởng Louhivuori rằng, sự lười biếng không hề có lỗi. Vì vậy, thầy Louhivuori quyết định giữ em học sinh cá biệt đó thêm 1 năm. Đây là một trường hợp khá hiếm ở Phần Lan khi mà thực tế rằng nó đã khá lỗi thời.

Lúc đó thầy Kari Louhivuori, một giáo viên kỳ cựu kiêm hiệu trưởng của trường, quyết định đưa ra một số giải pháp giáo dục đặc biệt dành cho cậu bé.

Vậy là cậu học sinh cá biệt 13 tuổi đó đã nhận được chương trình dạy học đúng kiểu vua chúa.
Tác giả Lynnell Hancock nói rằng phong cách dạy “sáng tạo hoàn toàn” không chỉ giúp ích cho hiệu trưởng Trường Kirkkojarvi, Kari Louhivuori (ảnh), mà còn thiết thực cho 62.000 nhà sư phạm đến từ 3.500 trường công lập khác ở Phần Lan.
Tác giả Lynnell Hancock nói rằng phong cách dạy “sáng tạo hoàn toàn” không chỉ giúp ích cho hiệu trưởng Trường Kirkkojarvi, Kari Louhivuori (ảnh), mà còn thiết thực cho 62.000 nhà sư phạm đến từ 3.500 trường công lập khác ở Phần Lan.
Trong phòng làm việc của mình, thầy Kari Louhivuori chia sẻ: “Tôi được toàn quyền dạy Besart như là học sinh riêng của mình”. Trước đó, Besart rất chán học nhưng theo phong cách dạy riêng của thầy Louhivuori, em đã tự tìm lấy sách yêu thích của mình và ngốn ngấu đọc chúng.

Điều kỳ diệu là vào cuối năm học đó, Besart – con trai của một dân tị nạn chiến tranh ở Kosovo – đã trở thành học sinh có vốn ngôn ngữ phong phú nhất Phần Lan.

Nhiều năm sau đó, cựu học sinh Besart đã 20 tuổi và xuất hiện trong một bữa tiệc Giáng Sinh ở Trường Kirkkojarvi, tay cầm một chai Cognac và nở một nụ cười lớn: “Thầy đã giúp em rất nhiều”, Besart nói với thầy Karl Louhivuori bằng thái độ chân thành. Hiện tại Besart đã tự mình mở được một xưởng lau chùi và sửa chữa ô tô.
 
Nhận xét về phương thức giáo dục này, tác giả Lynnell Hancock, trong một cuốn sách có nói rằng, phong cách dạy “sáng tạo hoàn toàn” không chỉ giúp ích cho hiệu trưởng Trường Kirkkojarvi, Kari Louhivuori (ảnh), mà còn thiết thực cho 62.000 nhà sư phạm đến từ 3.500 trường công lập khác ở Phần Lan.
“Đây là những gì mà chúng tôi đang làm hàng ngày, đó là nâng cao chất lượng học tập cho trẻ em vì tương lai”, dẫn lời của thầy hiệu trưởng Trường giáo dục toàn phần Kirkkojarvi, Karl Louhivuori.
“Đây là những gì mà chúng tôi đang làm hàng ngày, đó là nâng cao chất lượng học tập cho trẻ em vì tương lai”, dẫn lời của thầy hiệu trưởng Trường giáo dục toàn phần Kirkkojarvi, Karl Louhivuori.
Thanh niên Phần Lan có trình độ học vấn xuất sắc nhất thế giới

Trong vòng một thập niên qua, giáo dục Phần Lan đã có những thành tích cải thiện đáng khích lệ trong việc học đọc, làm toán, khoa học.

Hệ thống giáo dục ở Phần Lan trở thành một chủ đề nóng sau khi bộ phim tài liệu công chiếu vào năm 2010 mang tựa đề “Waiting for “Superman” đã tương phản hoàn toàn với những trường công lập đang gặp trục trặc tại Mỹ.

Với 62.000 nhà giáo dục đến từ 3.500 trường công lập từ Lapland đến Turku, Phần Lan hiện đang đứng ở Top 10 các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới với khoảng 10% học viên có bằng thạc sĩ sau khi rời trường học. Nhiều trường có quy mô nhỏ đủ cho các giáo viên có thể quán xuyến suốt các học sinh của mình. Nếu một trong những phương pháp dạy học thất bại, các giáo viên sẽ tham khảo ý kiến từ các đồng nghiệp khác để đổi mới cách dạy của mình.

Họ thích được thách thức với nghề nghiệp hơn là thích tâm lý bình an vô sự khi dạy học. Trong vòng 9 năm đầu tiên tại trường, gần 30% học sinh Phần Lan nhận được các chương trình trợ giúp đặc biệt.

Ngôi trường nơi thầy Louhivuori đang dạy học năm ngoái có 240 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, trong đó có khoảng 150 học sinh tiểu học là những người di cư từ Somalia, Iraq, Nga, Băng-la-đét, Estonia, Ethiopia và các quốc gia khác.

Thầy Louhivuori cười nói: “Trẻ em đến từ các gia đình giàu có được hưởng nhiều nền giáo dục khác nhau nhưng không hẳn các thầy cô là người tài giỏi. Ở đây, chúng tôi rèn các học sinh yếu kém thành người hoàn hảo theo cách giáo dục của chúng tôi”.

Việc chuyển đổi hệ thống giáo dục của Phần Lan đã tiến hành từ cách đây 40 năm, nó được xem là chìa khoá then chốt trong tiến trình phục hồi kinh tế của đất nước. Các nhà sư phạm có ít ý tưởng về sự thành công cho mãi đến năm 2000, khi những kết quả đầu tiên từ Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc Tế (PISA) đã thiết lập việc chuẩn hoá cho những học sinh ở độ tuổi 15 tại hơn 40 địa điểm trên thế giới và đã khám phá ra rằng, thanh niên Phần Lan là những người có trình độ học vấn xuất sắc nhất thế giới.

Vào năm 2006, Phần Lan đứng thứ 1 trong số 57 quốc gia (và vài thành phố) có trình độ khoa học cao. Năm 2009, theo điểm số PISA đưa ra thì Phần Lan đứng thứ 2 về khoa học, thứ 3 về đọc và thứ 6 về toán. Arjariita Heikkinen, Hiệu trưởng một trường Trung học ở thủ đô Helsinki vui mừng nói: “Tôi thật sự ngạc nhiên. Không ngờ là nền giáo dục của đất nước lại thành công như thế”.

Tại Mỹ, trong giữa thập niên qua có những sự lộn xộn khi mà chính phủ Mỹ đã có những cố gắng trong việc đưa tính cạnh tranh thị trường vào các trường công lập. Trong những năm gần đây, một nhóm các nhà tài chính và các nhà hảo tâm Phố Uôn (Wall Street) như tỷ phú Bill Gates đã bỏ tiền vào các ý tưởng tư nhân như chương trình giảng dạy theo hướng tập trung dữ liệu.

Tổng thống Barack Obama cũng theo đuổi một chương trình giáo dục tiên tiến. Ông Obama đang vận động những cuộc thử nghiệm đồng USD tại các tiểu bang và các phương pháp nhằm theo dõi giáo viên.

(Còn tiếp...)
Thương Chánh (theo SSM)