Cuộc chiến giành sinh viên: Ngoài công lập chua chát

12/08/2011 00:06
(GDVN) – Lo lắng, bất ngờ, chua chát, thiếu sức hút,…đó là những từ thường xuyên xuất hiện trên các báo về tình trạng của các trường ngoài công lập hiện nay.

(GDVN) – Lo lắng, bất ngờ, chua chát, thiếu sức hút,… đó là những từ thường xuyên xuất hiện trên các báo về tình trạng của các trường ngoài công lập (NCL) hiện nay.

{iarelatednews articleid='10214,10103,10163,9964,9753,9457'}

Công lập dư thừa, dân lập thiếu hụt  

Đây là một thực tế được đăng tải trên Đại đoàn kết.

Tờ báo nhận định:  Nhìn chung, đối với những trường thuộc "top” trên, nguồn đầu vào khá dư thừa, mức điểm chuẩn không thay đổi nhiều so với năm trước. Nhưng đối với các trường "top” dưới, trường ĐH ngoài công lập thì việc tuyển đủ chỉ tiêu là vấn đề nan giải. Nhiều trường đành lấy NV1 bằng điểm sàn để hy vọng chủ yếu vào sự thu hút của NV2, NV3.

Rất nhiều trường “top” dưới chọn giải pháp lấy đúng bằng điểm sàn cho khối A, D 13 điểm; B,C 14 điểm. Chủ trương nhà trường sẽ thu hút chỉ tiêu phần lớn từ NV2, NV3. Dường như, đây cũng là giải pháp bất khả kháng của nhiều trường ĐH ngoài công lập, khi mà lượng thí sinh trúng tuyển NV1 không đạt nổi 40-50%.
Nhà trường đành trông chờ "vét” thí sinh bằng mọi cách từ nguyện vọng. Cuộc chạy đua thu hút thí sinh đăng ký nộp hồ sơ dự tuyển NV2, NV3 đã bắt đầu bước vào hồi nóng bỏng khi một số trường ĐH ngoài công lập, trường mới thành lập chưa có thương hiệu đồng loạt tung ra các chiêu quảng cáo hấp dẫn như tặng học bổng toàn phần, đáp ứng nhà ở KTX, tặng laptop, thưởng tiền cho thí sinh có điểm cao đăng ký NV2, ưu tiên suất du học Anh, Pháp, Úc, Liên bang Nga, Hà Lan... Điển hình, các trường ĐH Hà Hoa Tiên, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Tân Tạo, ĐH Hồng Bàng, ĐH Thành Đô, ĐH Hoà Bình, ĐH FPT.
Điểm sàn ĐH năm 2011: Trường ngoài công lập "bất ngờ"

Tờ Pháp luật và Xã hội đưa thông tin: Điểm sàn ĐH, CĐ năm 2011 giữ ổn định mức 13 điểm khối A, D; 14 điểm khối B, C đã làm nhiều trường ĐH ngoài công lập thực sự lúng túng khi phổ điểm của các thí sinh thi vào trường mình quá thấp.
 
Điểm sàn ĐH, CĐ năm 2011 giữ ổn định mức 13 điểm khối A, D; 14 điểm khối B, C đã làm nhiều trường ĐH ngoài công lập thực sự lúng túng khi phổ điểm của các thí sinh thi vào trường mình quá thấp.

Trường hợp ĐH Hà Hoa Tiên là một ví dụ, vì thủ khoa của trường này chỉ đạt 12,5 điểm, thấp hơn điểm sàn 0,5 điểm. Theo ông Văn Bá Thanh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Hoa Tiên cho biết: "Thí sinh thủ khoa khối A của trường với 12,5 điểm vẫn đỗ vì em được cộng 1 điểm ưu tiên khu vực".

Với mức điểm sàn của Bộ đưa ra, lãnh đạo nhà trường không tránh khỏi nỗi thất vọng. Dự kiến trường chỉ tuyển được nửa số chỉ tiêu được giao là 300. Trường chỉ trông chờ vào đào tạo hệ liên thông và sẽ tích cực tới các vùng sâu, vùng xa thông tin tuyển sinh hệ Trung cấp.

Tương tự ở các trường khác, Bà Lê Thị Thành Hương, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Đại Nam cho biết, với mức điểm  sàn Bộ công bố trưa ngày 9-8, trường vẫn thiếu NV1 trầm trọng. Tính những thí sinh có từ 10 điểm trở lên chỉ có 340 em cho cả hai hệ ĐH, CĐ. Trong khi  đó, chỉ tiêu Bộ giao cho trường là 1400.

Tại trường ĐH Chu Văn An, ông Nguyễn Văn Duy, Trưởng phòng đào tạo cho biết: NV1 của trường thiếu rất nhiều. Trong 1400 chỉ tiêu mà Bộ giao cho trường, NV1 chỉ đáp ứng được khoảng 70-80  sinh viên.

Nỗi lo mang tên “Rút hồ sơ đăng ký xét tuyển”

a
Các thí sinh trượt NV1 đã bắt đầu nghe ngóng cho việc xét tuyển NV2 (Ảnh minh họa)

Theo thông tin đăng tải trên Lao động: Quy định mới của Bộ GDĐT về việc rút và nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2, 3 nhiều lần được các trường đánh giá là linh hoạt và dân chủ. Theo đó, các trường cập nhật hằng ngày thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh vào máy tính bằng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 và công bố công khai trên website của trường tất cả thông tin về thí sinh.

Quy định này tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, nhưng đồng thời cũng đặt các trường khó tuyển, đặc biệt là khối ngoài công lập đứng trước nỗi lo khác, đó là giữ được “chân” sinh viên. Cuộc cạnh tranh này cũng khốc liệt không kém.

Nguồn tuyển đã hạn hẹp, thêm vào đó các trường lại không thể chốt được số sinh viên chính thức sẽ theo học tại trường trước khi thời hạn xét tuyển kết thúc càng khiến cho các trường thêm khó khăn trong việc sắp xếp ngành học cũng như chương trình giảng dạy.

"Cuộc chiến" nguyện vọng 2

NV2 vốn là lựa chọn “cực chẳng đã” của thí sinh có điểm thi cao và vốn cũng là đặc quyền của các trường ngoài công lập, thì nay “cuộc chiến” trở nên căng thẳng bởi các trường công lập (thuộc dạng trường top) cũng ra tay “vét” thí sinh có chất lượng tốt khiến các trường ngoài công lập… không thể không lo lắng. Báo Nông nghiệp VN đưa tin.
 
Nhận định về điểm thi của ĐH Hà Nội, đại diện phòng Đào tạo của ĐH Đại Nam cho rằng: “ĐH Hà Nội luôn là trường có điểm thi khối D thuộc dạng “top” trên của cả nước, tôi nghĩ là chỉ sau ĐH Ngoại thương mà thôi. Chỉ cần trường xét tuyển hết NV1 với mức điểm thấp hơn 0.5 điểm là những trường ngoài công lập có thể có cơ hội nhận được những thí sinh có điểm tốt xin xét tuyển vào. Tôi không nhận định gì thêm, chỉ thấy đây sẽ là khó khăn lớn của nhiều trường dân lập”.

Xem ra, “cuộc chiến” đang ngày càng nóng khi thời gian tới, các trường công lập khác cũng sắp đưa ra mức điểm xét tuyển NV2 và hiển nhiên, “bi kịch” sẽ thuộc về các trường ngoài công lập.

Đồng quan điểm trên, đại diện phòng Đào tạo ĐH Hùng Vương cho rằng: “Việc cố nâng trần điểm chuẩn để xét thêm NV2, tôi thấy là tùy góc nhìn, với phụ huynh và học sinh thì chắc là vui nhưng những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì càng thêm lo. Tôi thấy việc này là bình thường. Tôi chỉ có băn khoăn là các trường xin đào tạo ngoài ngân sách cho các thí sinh có điểm cao khiến trường ngoài công lập… có chất lượng điểm thi thấp, lại càng thấp”.

Cuộc đua xét tuyển NV2 càng căng thẳng khi các trường ngoài công lập đã bắt đầu dùng “chiêu” để hút thí sinh. ĐH Dân lập Hồng Bàng lên kế hoạch phát tờ rơi, quảng bá; ĐH Lương Thế Vinh quyết định tặng quà cho thí sinh và các đơn vị khuyến khích thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường. Các thí sinh nhập trường có điểm từ điểm sàn đến 15,5 tặng 550.000 đồng; thí sinh nhập trường có điểm từ 16 đến 19,5 tặng 700.000 đồng; thí sinh nhập trường có điểm từ 20 trở lên tặng 1 triệu đồng. Hệ Cao đẳng, thí sinh nhập trường đều được tặng 500.000 đồng.

Trường ĐH Dân lập Hải Phòng cũng không kém “chiêu” khi công bố sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi 8,5 triệu đồng/năm, được giảm học phí từ 10 - 50%, sinh viên giỏi, xuất sắc sẽ được nhận học bổng hàng năm. Các trường như ĐH Hà Hoa Tiên, Nguyễn Trãi, Thành Đô, Tôn Đức Thắng… chắc chắn sẽ không đứng ngoài cuộc.

a
Chọn trường phù hợp, cơ hội đậu cao hơn

Các trường ngoài công lập thiếu sức hút?

Tờ Lao động tiếp tục phân tích: Bản thân lãnh đạo các trường ĐH ngoài công lập cũng phải thừa nhận, điểm sàn chỉ là một trong những lý do khiến các trường khó tuyển sinh chứ không phải là nguyên nhân duy nhất.

Ngoài lý do danh tiếng, các trường công lập còn hút được thí sinh bởi học phí thấp hơn nhiều so với trường dân lập. Trong khi học phí tại một trường ngoài công lập ít nhất cũng phải từ 600.000đ – 2 triệu đồng/tháng thì các trường công lập chỉ thu từ 290.000đ – 800.000đ/tháng/sinh viên.

Lãnh đạo nhiều trường ĐH ngoài công lập cho biết, năm học này sẽ cố gắng không tăng học phí, tuy nhiên, do không được đầu tư của ngân sách nhà nước nên cho dù rất cố gắng, học phí của các trường ngoài công lập vẫn không thể “đấu” được với trường công.

Cần có quyết sách đúng đắn cho các trường ngoài công lập

Tờ Lao động nhận định: Hàng năm sau kỳ thi đại học, cứ chuẩn bị công bố điểm sàn là các trường dân lập lại bắt đầu cái điệp khúc thiếu sinh viên, gây sức ép giảm điểm sàn.

Theo tác giả bài viết, đây chính là hậu quả của việc mở quá nhiều trường đại học dân lập, địa phương nào cũng có trường đại học, các trường cao đẳng nâng cấp thành trường đại học dẫn đến tình trạng ồ ạt vào trường đại học, người có tổng điểm cao 29,5điểm cũng chỉ bằng người có tổng điểm 9 hay 10 bởi khi ra trường đều là bằng cử nhân.

Do đó, để giải quyết vấn đề này không phải là việc hạ thấp điểm sàn mà là việc phải kiểm tra, kiểm soát các trường đại học dân lập, nếu trường nào không đủ điều kiện, chất lượng cương quyết đóng cửa. Hơn nữa, các giảng viên tham gia dạy thêm nhiều trường dân lập sẽ dẫn đến tình trạng dạy tràn lan không có chất lượng và biểu hiện là các giảng viên không có thời gian nghiên cứu, còn sinh viên mới ra trường không thể tiếp cận công việc ngay được.

Do vậy, không thể chỉ vì những "tiếng kêu cứu" của các trường dân lập mà làm hỏng cả một nền giáo dục bậc đại học của nước nhà.

Hải Hà (tổng hợp)