GS Trinh Xuân Thuận: Có linh hồn tồn tại sau khi chết

10/12/2011 06:00
Xuân Trung
(GDVN) - Tối ngày 8/12, GS hàng đầu về thiên văn học Trịnh Xuân Thuận đã cùng trò chuyện với sinh viên ĐH FPT về khám phá vũ trụ của con người.
Trước buổi giao lưu Ban  tổ chức đã không lường hết được lượng SV đông đến vậy, sức hút từ chủ đề thiên văn học đã thu hút không chỉ SV trường ĐH FPT mà còn rất nhiều SV các trường khác, thậm chí nhiều bạn chỉ do quan tâm tới vũ trụ khi nghe tới chương trình cũng đến dự.
GS Trịnh Xuân Thuận cho biết; ông tin vào linh hồn tồn tại trong vũ trụ bao la. Ảnh Xuân Trung
GS Trịnh Xuân Thuận cho biết; ông tin vào linh hồn tồn tại trong vũ trụ bao la. Ảnh Xuân Trung
Tại buổi trò chuyện, GS Trịnh Xuân Thuận đã chia sẻ những kiến thức thiên văn giàu có và kinh nghiệm cá nhân, vị chuyên gia hàng đầu  trong lĩnh vực khoa học vũ trụ đã đưa các SV tới những câu chuyện kì thú này đến câu những chuyện tò mò khác về khoa học vũ trụ. Những câu chuyện vũ trụ và các vì sao làm trí tưởng tượng của SV ngày thêm phong phú hơn. Chính sự  gợi ý của GS Thuận giúp bản thân mỗi người tìm ra cách sống hài hòa với cuộc sống xung quanh.
Buổi trò chuyện với SV diễn ra rất cởi mở, hầu hết những câu hỏi được GS Thuận trả lời thấu đáo bằng luận chứng khoa học. Ảnh Xuân Trung
Buổi trò chuyện với SV diễn ra rất cởi mở, hầu hết những câu hỏi được GS Thuận trả lời thấu đáo bằng luận chứng khoa học. Ảnh Xuân Trung
Tại buổi nói chuyện với SV Việt Nam nhân chuyến về nước lần này, GS Thuận không ngần ngại trả lời các câu hỏi của SV đam mê thiên văn học.

Biết GS Thuận theo đạo phật, nhiều SV “xoáy” vào vấn đề có hay không mối quan hệ giữa nhà chiêm tinh học và thiên văn học. GS Thuận hào hứng: “Ngay từ những bước đầu thiên văn học đã song hành cùng chiêm tinh, từ 2.500 năm về trước các nhà thiên văn học của Ai Cập và Hy Lạp đã nghiên cứu về thiên văn so với chiêm tinh. Ngay từ thời đó họ đã nhìn các vì sao để biết được thời gian đánh giặc, chính quyền thời đó đã thuê các nhà chiêm tinh học để khảo cứu những hành tinh, từ đó có những phát hiện độc đáo về hành tinh như ngày hôm nay”.
Sinh viên thích thú với cách giải thích bằng khoa học vũ trụ của GS Trịnh Xuân Thuận. Ảnh Xuân Trung
Sinh viên thích thú với cách giải thích bằng khoa học vũ trụ của GS Trịnh Xuân Thuận. Ảnh Xuân Trung
GS Trịnh Xuân Thuận cho rằng, khó có thể nói được về mặt khoa học rằng, khi ra đời mỗi con người có ảnh hưởng của một chùm sao hay hành tinh nào đó, ảnh hưởng tới tính cách của từng người, vì khoa học chỉ tính được vận tốc, khoảng cách… giữa các hành tinh.
Nhiều SV hỏi thẳng:" Luân hồi giải thích  trên cơ sở khoa học như thế nào, GS có tin vào linh hồn không, linh hồn tồn tại ở đâu trong vũ trụ?"

Trả lời câu hỏi này, GS Thuận cho biết, bản thân ông là người đạo phật, ông tin rằng khi vật chất chết đi nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhưng tồn tại ở đâu thì ông không biết, vì ngay cả khoa học cũng không trả lời được do khoa học chỉ giải thích được về vật chất mà thôi.
Suốt trong buổi trò chuyện GS Chu Hảo là bạn đồng thời cũng là người "dịch nghĩa" những thuật ngữ khoa học mà GS Trịnh Xuân Thuận khó giải thích cho SV hiểu. Ảnh Xuân Trung
Suốt trong buổi trò chuyện GS Chu Hảo là bạn đồng thời cũng là người "dịch nghĩa" những thuật ngữ khoa học mà GS Trịnh Xuân Thuận khó giải thích cho SV hiểu. Ảnh Xuân Trung
Vận dụng thuyết tương đối của Albert Einstein, một số SV đặt câu hỏi với GS Thuận rằng, có thể dùng “phản vật chất” để  di chuyển không gian và thời gian mình muốn được không? GS Thuận chia sẻ, vấn đề này Nasa đang nghiên cứu, đây là một ý tưởng hay nhưng về lí thuyết thì có thể làm được, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa tìm ra thứ gì để tạo ra phản vật chất đó, và hầu như là không tưởng. 
Cũng trong buổi trò chuyện với SV đam mê thiên văn học, GS Thuận cũng đã lắng nghe chia sẻ của Viện nghiên cứu FPT về vệ tinh F1, đây là một trong những đứa con đầu lòng về thiên văn học của Viện. Dự kiến trường ĐH FPT sẽ phóng vệ tinh F1 lên vũ trụ  trong năm 2012 tới. 
GS Trịnh Xuân Thuận nhấn mạnh: "Chúng ta có thể gửi người mình ra nước ngoài học và nghiên cứu nhưng sau đó đất nước không có điều kiện cho những người tài giỏi làm việc thì việc mất chất xám là đương nhiên". Ảnh Xuân Trung
GS Trịnh Xuân Thuận nhấn mạnh: "Chúng ta có thể gửi người mình ra nước ngoài học và nghiên cứu nhưng sau đó đất nước không có điều kiện cho những người tài giỏi làm việc thì việc mất chất xám là đương nhiên". Ảnh Xuân Trung
GS Trịnh Xuân Thuận cũng đã có những lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ đam mê khoa học vũ và cho biết: “Tôi nghĩ nhà nước ta nên có tầm nhìn lâu dài hơn vào giáo dục - khoa học và đào tạo những con người giỏi. Chúng ta có thể gửi người mình ra nước ngoài học và nghiên cứu nhưng sau đó đất nước không có điều kiện cho những người tài giỏi làm việc thì việc mất chất xám là đương nhiên, tôi nhấn mạnh những người tài giỏi họ cần có phương tiện để họ làm việc, phải có tiền để xây dựng chứ chỉ nói không thôi sẽ không thành hiện thực được” GS Thuận chia sẻ.
GS Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948, là nhà vật lý học thiên thể người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp Viện công nghệ California và ĐH Princeton  trước khi trở thành GS ngành vật lý thiên văn học ĐH Virginia. 

GS Thuận được biết đến với khả năng diễn đạt nội dung khoa học bằng ngôn từ của thi ca, và bằng sự lãng mạn của một người có tâm hồn hòa đồng với vũ  trụ.

Ông đã cho ra mắt nhiều đầu sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo như Giai điệu bí ẩn (1988), Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998)…

Ông được vinh dự nhận giải Moron 2007 của Viện Hàn lâm Pháp và sau đó là giải Kalinga năm 2009 của Unesco về những đóng  góp trong việc phổ biến khoa học vũ trụ. 
Xuân Trung