Học gì, làm gì, con hãy tự quyết định vì chính cuộc đời của mình

28/05/2019 06:52
Tùng Dương
(GDVN) -Tất cả cuộc đời là của con. Sau khi đi tham khảo và cháu cũng quyết định chọn Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long - Hà Nội để theo học mô hình 9+ của Đức.

Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Nó góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, phù hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân, nhằm xây dựng một xã hội học tập.

Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở không phải là ép buộc những học sinh yếu về học lực, và hoàn cảnh kinh tế phải theo mô hình phương thức học tập bất lợi.

Mà để tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của họ.

Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở còn đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu nhân lực phù hợp.

Tạo điều kiện linh hoạt cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo, kinh tế…

Tiến sĩ Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, chia sẻ: “ Cần phải thay đổi cách tuyển dụng nặng về bằng cấp, thay vào đó là tuyển dụng căn cứ vào năng lực người lao động và đặc thù công việc.

Ngoài ra, cũng cần có những chính sách tôn vinh người lao động nhằm khích lệ, thay đổi nhận thức của người dân về học nghề, điều chỉnh chính sách đãi ngộ để những người trẻ lựa chọn học nghề có đời sống ổn định”.

Chị Nguyễn Thị Hồng và con trai là cháu Trịnh Anh Cường - Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.
Chị Nguyễn Thị Hồng và con trai là cháu Trịnh Anh Cường - Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.

Trao đổi với phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chị Nguyễn Thị Hồng, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ: “ Gia đình tôi đã thống nhất định hướng cho con đi học nghề, vì vậy mà từ 2 năm nay tôi đã tìm hiểu các trường dạy nghề.

Với tiêu chí là trường đó phải có môi trường văn hóa và mô hình Giáo dục thật tốt.

Sau khi tham khảo rất nhiều trường, tôi thấy Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long - Hà Nội là gia đình tôi ưng nhất, và cùng nhất trí chọn trường này cho cháu nhà tôi theo học.

Chúng tôi đến trường Công nghệ Thăng Long tìm hiểu rất nhiều lần và thấy ở đây có mô hình 9+ của Đức, mô hình này rất mới, vừa được áp dụng vào giảng dạy cho học sinh tại trường”.

Phương pháp 9+ rất thực tế với học sinh, nếu như học sinh chỉ học nghề không thôi thì quá đơn giản, nhưng khi học ở đây các em được tiếp xúc và học với giáo viên nước ngoài thì đó là một điều rất có lợi.

Hơn nữa, học theo mô hình này rất nhẹ nhàng, chơi mà học nhưng lượng kiến thức thực tế lại thu được rất nhiều.

“Tôi cũng nói với cháu nhà tôi rằng: Phải có một cái nghề, một môi trường học tốt, và khi ra trường phải có đạo đức tốt, và qua trọng là nghề đó con phải thích và đam mê.

Tất cả cuộc đời là của con, nên quyết định chọn nghề và đi theo hướng nào là do con quyết định, bố mẹ chỉ định hướng và hỗ trợ.

Con nhà tôi sau khi đi tham khảo và cháu cũng quyết định chọn Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long - Hà Nội để theo học mô hình 9+”, chi Hồng chia sẻ.

Học gì, làm gì, con hãy tự quyết định vì chính cuộc đời của mình ảnh 2Lớp trẻ hiện đại với giáo dục 9+

Suy nghĩ thực tế

“Nếu vẫn tiếp tục cho cháu học theo hệ phổ thông như bình thường thì cháu nhà tôi có một vài môn không được giỏi, cháu thấy rất áp lực khi học những môn đó.

Hơn nữa, học xong phổ thông rồi thì sau này đi thi Đại học, Trung cấp hay Cao đẳng thì nó cũng chỉ là học một cái nghề để phục vụ cuộc sống thôi.

Trong khi nếu như cháu nhà tôi học 9+ trong 3 năm, thì vẫn có bằng văn hóa và lại có một bằng nghề mà thực chất là có một nghề trong tay”, chị Hồng nói.

Trong 3 năm đó học sinh tiếp xúc với nghề, các em được đi thực tế tại các doanh nghiệp có nghề giống như mình đang học, thậm chí các em được ra nước ngoài để học nâng cao.

“Sau 3 năm vừa văn hóa, vừa có nghề thì thật sự là không lãng phí thời gian của con. Gia đình tôi định hướng và cháu rất hưởng ứng với mô hình 9+ này.

Tôi thấy môi trường này rất hay và sát với thực tế, rút gọn thời gian và đỡ rất nhiều kinh tế cho gia đình.

Những lần tôi đến tìm hiểu tại Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long - Hà Nội, khi tiếp xúc với các thầy cô, tôi thấy cách họ đối xử với các phụ huynh cũng như học sinh một cách rất gần gũi, chu đáo.

Các thầy cô quan sát và giúp đỡ các em học sinh từ cái nhỏ nhất, vậy tôi cũng thấy rất tin tưởng khi cho con theo học tại trường này.

Tôi cũng đã tham khảo học phí thì thấy mức này khá tốt cho các gia đình.

Học chương trình phổ thông là 600 nghìn đồng 1 tháng; Tiền học nghề là 700 nghìn 1 tháng. Tôi thấy mức này không phải là cao vì nếu đi học trường dân lập thì mức học phí thấp nhất cũng trên 1 triệu.

Nhưng với mức chi phí đó cháu được cấp song song 2 bằng, được tiếp xúc với các thầy cô người nước ngoài hàng ngày thì chắc chắn kĩ năng ngoại ngữ của cháu sẽ rất tốt, đó là điều mà gia đình tôi rất mừng”, chị Hồng nói.

Các em học sinh Hà Nội được các đại diện các trường Đại học Đức tư vấn về vấn đề học nghề. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh Hà Nội được các đại diện các trường Đại học Đức tư vấn về vấn đề học nghề. Ảnh: Tùng Dương.

Con số thực tế

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng từ 90 - 95% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào Trung học phổ thông.

Năm học 2016 - 2017, học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông vào cao đẳng nghề, trung cấp khoảng 23%, học nghề tại trung tâm đào tạo nghề khoảng 13%, đi làm khoảng 10%.

Luồng học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông vào Cao đẳng, Đại học. Tỷ lệ học sinh đăng ký tuyển sinh vào Đại học trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trong những năm gần đây có xu hướng giảm.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 có tổng số 925.961 thí sinh đăng ký dự thi; trong đó có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học, 237.320 thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp.

Trong đó, chỉ có số thí sinh tự do đăng ký xét tuyển giảm, còn số thí sinh Trung học phổ thông, thí sinh Giáo dục thường xuyên và thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp đều tăng.

Như vậy, có thể nói rằng công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông có chuyển biến tích cực.

Tùng Dương