Kỳ 2: Có dấu hiệu mờ ám trong việc lựa chọn hiệu trưởng

31/12/2011 18:44
Xuân Hòa
(GDVN) - Mặc dù đã có quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng tại trường tiểu học Thanh Hà nhưng lạ là có những yếu tố đến trái ngược nhau đến bất thường.
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược

Như thông tin báo Giáo dục Việt Nam đã nêu, trong gần một tháng qua tại trường tiểu học Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An bị khuyết hiệu trưởng nhưng để trường hoạt động được bình thường, nguyên Hiệu trưởng của trường tiểu học Thanh Hà thầy giáo Phan Văn Kháng hàng ngày vẫn phải đi làm như thời kỳ đương nhiệm nhưng không được trả lương. 
Tờ trình thầy Phan Văn Kháng - nguyên là hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà nay đã nghỉ hưu gửi phòng giáo dục đào tao huyện Thanh Chương để bổ nhiệm nguồn nhân sự
Tờ trình thầy Phan Văn Kháng - nguyên là hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà nay đã nghỉ hưu gửi phòng giáo dục đào tao huyện Thanh Chương để bổ nhiệm nguồn nhân sự 
Mặc dù đã hết quyền hạn hiệu trưởng nhưng cho đến hiện tại hàng ngày thầy vẫn phải ký tên, đóng dấu các văn bản giấy tờ liên quan đến trường. 

Theo lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương nguyên nhân một trường chuẩn Quốc gia như trưởng tiểu học Thanh Hà khuyết hiệu trưởng gần một tháng nay là do có vướng mắc trong bổ nhiệm nhân sự. Vậy vướng mắc đó là gì?

Đi tìm hiểu sâu vấn đề này chúng tôi đã phần nào hiểu rõ thêm những vướng mắc này. Đó là sự trái ngược nhau về nguồn nhân sự để bổ nhiệm lên chức vị hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà giữa lãnh đạo trường tiểu học Thanh Hà và lãnh đạo UBND xã Thanh Hà. Những ẩn chứa đằng sau sự trái ngược đó còn những bí ẩn mờ ám đến bất thường.

Theo tờ trình do Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Chương cung cấp cho phóng viên báo Giáo dục Việt Nam thì vào ngày 2/12/2011 thầy Phan Văn Kháng đã có tờ trình cho Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Chương về việc đưa hai cô giáo hiệu phó của trường tiểu học Thanh Hà hiện tại là cô Lê Thị Kim Nhung và cô Trần Thị Châu vào nguồn cơ cấu lên chức vị hiệu trưởng. 

Trong đơn thầy Kháng ghi rõ nguyện vọng của mình là được đề xuất cô Châu lên chức hiệu trưởng vì có những thành tích đóng góp cho ngành giáo dục, công tác xã hội, cũng như trên cương vị lãnh đạo nổi bật hơn cô Nhung.  

Tuy nhiên trong biên bản làm việc giữa lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương với lãnh đạo chính quyền xã Thanh Hà lại có ý kiến đề xuất đưa cô Nguyễn Thị Lộc hiện đang là hiệu phó trường Thanh Long lên làm hiệu trường trường tiểu học Thanh Hà.
Biên bản cuộc trao đổi giữa lãnh đạo xã Thanh Hà và cán bộ phòng giáo dục huyện Thanh Chương do ông Nguyễn Văn Xuân - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hà tự viết, ký và đóng dấu có nội dung khác với nguyện vọng của thầy Kháng
Biên bản cuộc trao đổi giữa lãnh đạo xã Thanh Hà và cán bộ phòng giáo dục huyện Thanh Chương do ông Nguyễn Văn Xuân - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hà tự viết, ký và đóng dấu có nội dung khác với nguyện vọng của thầy Kháng
Theo như trong biên bản làm việc này thì ban lãnh đạo thường vụ Đảng xã Thanh Hà lại cho rằng năng lực của cả cô Châu và cô Nhung hiện đang là phó Hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà không có điểm mạnh, thậm chí có những mặt chưa tích cực  nên không yên tâm đưa hai cô giáo này lên đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng. 

Theo như lãnh đạo xã Thanh Hà thì nên bổ nhiệm cô Nguyễn Thị Lộc (hiện đang là hiệu phó trưởng tiểu học Thanh Long, huyện Thanh Chương) về làm hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà. 

Cùng với đó theo quy định số: 66/2008/QĐ – UBND của UBND tỉnh Nghệ An thì trước khi bỏ phiếu thăm dò ý kiến tập thể trong đơn vị phải có lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá lại cán bộ trong quy hoạch để đề xuất phương án nhân sự. Trường hợp sau khi đánh giá, nguồn cán bộ trong quy hoạch không đáp ứng nhu cầu thì đề nghị cấp có thẩm quyền giới thiệu nhân sự.

Như vậy, quyền ưu tiên giới thiệu hiệu trường là thuộc đơn vị cơ sở. Chỉ khi nào lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá người của mình không đủ năng lực mới đến phần đề nghị cấp có thẩm quyền giới thiệu nhân sự.

Nhưng thực tế ở Thanh Hà thì lại khác. Mặc dù thầy Kháng có tờ trình giới thiệu cô Châu (đang là Phó Hiệu trưởng) làm Hiệu trưởng nhưng Bí thư Xã và Phòng GD&ĐT lại lờ đi và đề xuất đưa một Phó hiệu trưởng của trường khác về làm hiệu trưởng.

Bí thư tự quyết

Để tìm hiểu sự trái ngược trên chúng tôi đã gặp và trao đổi với lãnh đạo xã Thanh Hà. Đáng bất ngờ khi trao đổi với chúng tôi lại có sự trái ngược ý kiến nhau từ trong lãnh đạo xã Thanh Hà trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà.

Theo như ông Hoàng Cao Phơn – Chủ tịch UBND xã Thanh Hà, kiêm phó bí thư Đảng ủy xã Thanh Hà cũng thừa nhận lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Chương gồm ông Nguyễn Hoài Nam - Trưởng phòng và chuyên viên Phạm Việt Hải  có về trao đổi với lãnh đạo địa phương về việc đề xuất nguồn bổ nhiệm lên làm hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Hà.
Ông Hoàng Cao Phơn - Chủ tịch UBND kiêm phó bí thư đảng ủy xã Thanh Hà lại cho rằng biên bản do ông Xuân viết gửi cán bộ phòng giáo dục ông không ký, không biết nội dung và theo ông nếu xem đó là biên bản của một cuộc họp của tập thể thì chưa thích đáng vì đó chỉ là đáng là một cuộc trao đổi
Ông Hoàng Cao Phơn - Chủ tịch UBND kiêm phó bí thư đảng ủy xã Thanh Hà lại cho rằng biên bản do ông Xuân viết gửi cán bộ phòng giáo dục ông không ký, không biết nội dung và theo ông nếu xem đó là biên bản của một cuộc họp của tập thể thì chưa thích đáng vì đó chỉ là đáng là một cuộc trao đổi
Đáng ngạc nhiên là ông Phơn cho biết,  trong cuộc họp với lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Chương hôm đó có ông tham gia. Tuy nhiên việc lập biên bản đều do ông Nguyễn Văn Xuân – Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hà ký và đóng dấu. Đồng thời ông cũng không biết nội dung trong biên bản viết gì. 

“Cuộc họp hôm đó chỉ có tôi, anh Xuân bí thư và hai anh Nam và Hải Phòng Giáo dục huyện Thanh Chương. Tuy nhiên khi lập biên bản tôi bận việc nên tôi không viết mà chỉ có anh Xuân ký. Sau đó khi tôi quay lại anh Xuân nói tôi ký nhưng tôi không ký và tôi cũng không biết trong biên bản đó viết gì? Hôm đó chỉ là cuộc trao đổi còn muốn có ý kiến chung của cả ban thường vụ thì phải họp bàn. Theo tôi biên bản đó là ý kiến chung tập thể là chưa đúng” ông Phơn cho biết.

Ông Phơn còn cho biết thêm, trước đó thầy Kháng cũng đã có sang trao đổi vấn đề đề xuất bổ nhiệm cô Châu lên làm hiệu trường cho lãnh đạo địa phương. 

Nhưng ông Xuân lại cho biết thầy Kháng cũng không đồng tình bổ nhiệm cô Châu lên làm hiệu trưởng vì năng lực kém. (mâu thuẫn với tờ trình của thầy Kháng)

Rõ ràng như vậy trong việc bổ nhiệm nhân sự nguồn lên chức vụ hiệu trường tại trường Thanh Hà đã có sự mâu thuẫn ngay từ trong lãnh đạo xã Thanh Hà. 

Vậy ai là người có quyền bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Hà? Và liệu đằng sau sự mâu thuẫn này có  hay không những lợi ích cá nhân?

Những vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập tiếp trong kỳ tới. Mời các bạn đón xem.

Các bước trong bổ nhiệm trong việc bổ nhiệm nhân sự theo quyết định 66/2008/QĐ – UBND của UBND tỉnh Nghệ An:

Bước 1: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.

Bước 2: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá lại cán bộ trong quy hoạch để đề xuất phương án nhân sự. Trường hợp sau khi đánh giá, nguồn cán bộ trong quy hoạch không đáp ứng nhu cầu thì đề nghị cấp có thẩm quyền giới thiệu nhân sự.

Bước 3: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự bổ nhiệm để đưa ra hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, một chức danh giới thiệu 1 đến 3 người.

Bước 4: Tổ chức các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đề nghị xem xét bổ nhiệm. Trường hợp nếu lấy phiếu giới thiệu đạt trên 50% thì có thể không cần lất phiếu tín nhiệm.

Bước 5: Tập thể lãnh đạo cơ quan, Đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

Bước 6: Lấy ý kiến của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ và ý kiến của cấp ủy nơi cán bộ, công chức thường trú.

Bước 7: Thủ trường cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.
Xuân Hòa