Ngày chủ nhật, Thảo không bao giờ đụng đến sách vở

20/07/2017 07:20
Thùy Linh
(GDVN) - Riêng ngày chủ nhật, Thảo không đụng đến sách vở mà dành toàn bộ thời gian chơi với các em, hay sở thích vẽ tranh của mình.

Vừa qua, khi trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (thuộc hệ thống trường liên cấp Lê Quý Đôn – Hà Nôi) tổ chức buổi gặp mặt và tuyên dương học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi vào lớp 10, tôi có dịp được gặp em Đào Phương Thảo (cựu học sinh lớp 9A1)– thí sinh không chỉ đỗ chuyên Văn (trường Trung học phổ thông chuyên Sư phạm - Đại học Sư phạm Hà Nội) mà còn đỗ cả chuyên Địa (trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội). 
 
Tại buổi gặp gỡ đó, mặc dù Đào Phương Thảo rất vui và hạnh phúc nhưng em khá khiêm tốn với kết quả mà bản thân đã đạt được.
 
Chia sẻ về lý do đến với môn Ngữ văn, Thảo cho biết, từ nhỏ cho đến hết lớp 9 em vẫn học đều các môn, thậm chí môn Toán – Tin có phần nổi trội hơn cả.

Đào Phương Thảo (cựu học sinh lớp 9A1)– thí sinh không chỉ đỗ chuyên Văn (trường Trung học phổ thông chuyên Sư phạm - Đại học Sư phạm Hà Nội) mà còn đỗ cả chuyên Địa (trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội) (Ảnh: Thùy Linh)
Đào Phương Thảo (cựu học sinh lớp 9A1)– thí sinh không chỉ đỗ chuyên Văn (trường Trung học phổ thông chuyên Sư phạm - Đại học Sư phạm Hà Nội) mà còn đỗ cả chuyên Địa (trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội) (Ảnh: Thùy Linh)

Thậm chí, đến khi học lớp 6, điểm đầu vào môn Văn cũng không cao thậm chí có bài kiểm tra chỉ được 5,5 điểm.

Chỉ đến năm lớp 7 mới chú ý đến môn học này và Thảo cho biết cô giáo chính là người truyền cảm hứng cho em đến với môn Văn.

Từ bé, bố mẹ đã rèn cho chị em con thói quen đọc sách. Mỗi ngày bắt buộc phải dành 1- 2 tiếng đồng hồ để đọc sách từ những quyển truyện tranh có bìa đẹp cho đến những quyển sách kỹ năng sống…

Đặc biệt là mẹ con là người yêu Văn học nên có lẽ được thừa hưởng, đến khi gặp cô giáo dạy văn hồi lớp 7, cô truyền cảm hứng khiến con từ không để ý đến yêu thích và say mê”-
Thảo chia sẻ.

Ngày chủ nhật, Thảo không bao giờ đụng đến sách vở ảnh 2

Ước mơ thành bác sĩ phẫu thuật, nam sinh lớp 9 đỗ hai trường chuyên của Hà Nội

Nhận xét về cô học trò Đào Phương Thảo, cô giáo Lý Thị Hà - giáo viên dạy Văn trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn) cho hay, có một thực tế là hầu hết học sinh bây giờ ngại đọc và không thích học Ngữ văn và Phương Thảo cũng là một học sinh như thế. 

Nhưng, tôi nhận thấy Thảo rất thông minh và vốn từ vựng, kiến thức xã hội của em rất phong phú nhưng để sắp xếp, truyền tải thành nội dung bài văn thì ban đầu em làm không tốt. 

Mưa dầm thấm lâu, “tiết này qua tiết khác, ngày này qua tháng khác dần dà các con đua nhau. Đến năm lớp 7 các con tiến bộ hẳn, và Thảo vượt trội hơn hẳn so với các bạn”, cô Hà chia sẻ. 

Được biết, không chỉ giỏi đều các môn, trong đó có Ngữ văn mà Thảo còn nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý của trường. Và kết quả, em cũng thi đỗ vào chuyên Địa trường Trung học phổ thông Chu Văn An.

Chia sẻ bí quyết cùng lúc học giỏi đều các môn, đặc biệt môn chuyên, Thảo cho biết, thời gian dành cho các môn hầu hết là như nhau, nếu không đi học thêm, buổi tối em dành thời gian làm hết bài tập ở nhà, bài tập nâng cao, bổ sung …

Ngoài ra, Thảo cũng học thêm 3 môn Toán – Văn – Anh để sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 – kỳ thi ở Hà Nội được nhiều người nhận xét căng thẳng hơn thi đại học.

Riêng ngày chủ nhật, Thảo không đụng đến sách vở mà dành toàn bộ thời gian cho chơi với các em, hay sở thích vẽ tranh của mình.

Gần ngày thi, mặc dù Thảo cũng cảm thấy hơi áp lực với chính mình nhưng vì bố mẹ luôn thoải mái, không gây sức ép phải đỗ vào trường này, trường kia nên Thảo vẫn ăn uống đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ điều độ.
 
Đọc kỹ đề, gạch chân cụm từ (các từ khóa) quan trọng trong đề và đặc biệt lựa chọn câu có kiến thức phù hợp với mình làm trước để tiết kiệm thời gian sau mới dành cho những câu khó.

Đặc biệt, nên mang theo đồng hồ để giúp mình phân bổ thời gian tốt hơn trong khoảng thời gian làm bài thi”. Đó là bí quyết giúp nữ sinh này thi đỗ 2 trường chuyên của Thủ đô Hà Nội. 

Còn riêng về bí kíp để học tốt môn Địa lý, với cá nhân mình, Thảo nhận thấy: “Để học và làm tốt bài môn Địa, con thường sử dụng “mẹo” hơn là học thuộc lòng.

"Bởi hầu hết lý thuyết là những yếu tố cơ bản để hình thành câu hỏi nên khi sử dụng “mẹo” bằng biểu đồ, bản đồ là lúc toàn bộ lý thuyết đã được học sẽ áp dụng một cách hiệu quả nhất”, nữ sinh này nêu cụ thể. 

Thùy Linh